Category: BÀI VIẾT

MỨC ĐÓNG LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ ĐỐI VỚI Ô TÔ, XE MÁY MỚI NHẤT

Lệ phí trước bạ là một khoản tiền mà người có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu. Giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy là giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường. Riêng đối với tài sản đã qua sử dụng (trừ tài sản đã qua sử dụng nhập khẩu) thì giá tính lệ phí trước bạ được xác định căn cứ vào thời gian đã sử dụng và giá trị còn lại của tài sản.

Ở bài viết này, Văn phòng Luật sư Trường Thành sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xác định mức đóng lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy theo quy định pháp luật hiện nay.

  1. Lệ phí trước bạ đối với xe máy
  2. Lệ phí trước bạ ban đầu
  • Mức thu lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%;
  • Riêng xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%;

  1. Lệ phí trước bạ từ lần thứ 02 trở đi
  • Mức thu lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi đối với xe máy là 1%;
  • Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn là thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân đóng trụ sở thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%. Trường hợp xe đã nộp lệ phí trước bạ theo mức 5% thì các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp lệ phí trước bạ với mức thu 1%.
  • Tỷ lệ nộp lệ phí trước bạ của các trường hợp kê khai nộp lệ phí trước bạ:
  • Địa bàn A: Địa bàn trong nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở;
  • Địa bàn B: Địa bàn khác;
Lần đầu Lần thứ hai Các lần tiếp theo
Địa bàn A

5%

Địa bàn A

1%

1%
Địa bàn A

5%

Địa bàn B

1%

1%
Địa bàn B

2%

Địa bàn A

5 %

1%
Địa bàn B

2%

Địa bàn B

1%

1%
Đại bàn B

2%

Địa bàn B

1%

Địa bàn A

5%

  1. Lệ phí trước bạ đối với ô tô
  • Mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô là 2%.
  • Đối với ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống

  1. Lệ phí trước bạ lần đầu

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp phí trước bạ lần đầu với mức thu 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.

  1. Lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Thủ tục đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thủ tục đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền

Việc sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất thường mang tính ổn định và lâu dài. Tuy nhiên trong quá tình sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ phát sinh những thay đổi như:

  • Thay đổi về thông tin chủ sở hữu quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất do thay đổi về nhân thân, thay đổi tên, địa chỉ, năm sinh hay số chứng minh nhân dân….
  • Thay đổi về diện tích thửa đất do quy hoạch, do chồng lấn ranh giữa các chủ sử dụng liên ranh, do nâng cấp, mở rộng đường, do sạc lở tự nhiên…
  • Thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất do điều chỉnh hành lang an toàn đường bộ, chỉ giới xây dựng, chỉ giời đường đỏ, hành lang an toàn bảo vệ sông, suối, mương rạch…….
  • Thay đổi về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính như nợ lệ phí trước bạ, nợ tiền sử dụng đất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất…….
  • Đăng ký thế chấp, xóa thế chấp.
  • Thay đổi về nhà ở, công trình xây dựng trên đất so với thời điểm cấp giấy chứng nhận.
  • Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất .

Thủ tục đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Vậy khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các bạn có phát sinh những yếu tố trên thì chúng ta phải thực hiện các thủ tục để đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nhăm hạn chế những rủi ro phát sinh cũng như để đảm bảo quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình.

Văn phòng luật tư vấn về luật đất đai tại Bình Dương
Tại Văn phòng Luật sư Trường Thành, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như công sức đi lại, chuẩn bị hồ sơ của khách hàng, chúng tôi đại diện khách hàng để thực hiện tất cả những thủ tục đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Bình Dương và các vùng lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Long An….. với chi phí hợp lý và thời gian nhanh chóng nhất.. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Ngày nghĩ theo luật lao động

Những ngày nghỉ được hưởng lương của người lao động

Trong thực tế chúng ta đều biết được những ngày lễ tết người lao động được nghỉ những vẫn hưởng trọn lương như ngày làm việc bình thường. Tuy nhiên, ngoài những ngày lễ, tết của nước Việt Nam thì người lao động còn được nghỉ những ngày nào mà vẫn được hưởng trọn lương?

  1. Ngày nghỉ trong tuần: theo quy định tại Điều 110 bộ Luật Lao động 2012 quy định mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người lao động nghỉ ít nhất 04 ngày tính bình quân 01 tháng.
  2. Nghỉ việc riêng: theo điều 116 Bộ Luật lao động 2012 quy định người lao động được nghĩ mà vẫn được hưởng trọn lương trong các trường hợp sau đây:
  • Kết hôn: được nghỉ 03 ngày
  • Con kết con: được nghỉ một ngày
  • Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
  1. Ngày nghỉ hằng năm: theo điều 111 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định
  2. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

–  12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
–  14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
–  16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Ngày nghỉ hưởng lương

Luật lao động còn quy định:

  1. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
  2. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
  3. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
  4. Nghỉ lễ , tết: Theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật lao động 2012 quy định::

– Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

– Tết Âm lịch 05 ngày;

– Ngày Chiến thắng miền nam 01 ngày (ngày 30 tháng 04 dương lịch);

– Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 05 dương lịch);

– Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 09 dương lịch);

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

– Ngoài những ngày nghỉ nêu trên thì lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

– Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

  1. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 112Bộ luật lao động 2012 thì người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động cứ 05 năm thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Văn phòng luật tư vấn về luật đất đai tại Bình Dương
Văn phòng Luật sư Trường Thành  mong rằng qua bài viết này người lao động sẽ biết rõ hơn về quyền lợi của mình. Chúng tôi luôn đồng hành cùng người lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Nếu bạn còn có thắc mắc gì về việc nghỉ lao động có hưởng lương hay những tranh chấp khác cho quyền lợi của mình, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn bảo vệ tốt nhất. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

chưa đủ tuổi thành niên

Người chưa thành niên có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở?

Khi có người muốn tặng cho tài sản là bất động sản, hoặc khi bạn muốn nhận chuyển nhượng (mua) tài sản là bất động sản như Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và muốn để cho con của bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, vấn đề là con của bạn chưa đủ tuổi thành niên (chưa đủ 18 tuổi) thì có được không? Bao gồm những thủ tục gì? 

Trong cuộc sống gia đình thông thường mọi tài sản có giá trị lớn như Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đều do chồng hoặc vợ đứng tên chủ sử dụng và sở hữu vì bản chất tài sản này có được là do công sức của vợ chồng cùng nhau tạo lập nên hoặc khi vợ hoặc chồng được nhận tặng cho hay thừa kế riêng. Bên cạnh đó cũng có trường hợp như ông bà muốn cho riêng cháu của mình, hoặc khi vợ chồng nhận chuyển nhượng (mua) tài sản là bất động sản nhưng lại muốn để cho con mình đứng tên khi cháu, con mình chưa đủ tuổi thành niên. Đây là trường họp rất hay gặp phải trong các vụ sự liên quan đến Luật đất đai.

chưa đủ tuổi thành niên

Vậy thì:

  • Người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) khi muốn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cần những thủ tục gì? Và thủ tục có gì khác so với người đã thành niên.
  • Người chưa thành niên khi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì có những hạn chế gì? Có rủi ro gì không?
  • Làm gì để đảm bảo đầy đủ quyền lợi (chủ sử dụng, sở hữu)của người chưa thành niên khi đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?
  • Người chưa thành niên khi đã đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà muốn thực hiện các giao dịch như tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp….thì có được không? Và phải cần những thủ tục gì?
Văn phòng luật tư vấn về luật đất đai tại Bình Dương
Để giải đáp được hết những thắc mắt trên đòi hỏi bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu và cập nhật những quy định của pháp luật thường xuyên để từ đó nắm rõ được những thủ tục cũng như tránh những rủi ro xảy ra.
Hiểu được những khó khăn đó, chúng tôi Văn phòng Luật sư Trường Thành sẽ luôn là người bạn đồng hành để thay mặt các bạn giải quyết những trăn trở, khó khăn bằng những dịch vụ của chúng tôi như tư vấn, thực hiện thủ tục để con của bạn (người chưa thành niên) có thể đảm bảo được đầy đủ quyền lợi của người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, để từ đó tránh được mọi sự rủi ro và đồng thời thực hiện phương châm của Văn phòng Luật sư Trường Thành là tạo được sự an tâm cũng như tin tưởng cho khách hàng của mình. Nếu bạn có thắc mắc gì về việc thành lập doanh nghiệp hay những tranh chấp khác cho quyền lợi của mình, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn bảo vệ tốt nhất. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

CHẾ ĐỊNH VỀ LY HÔN – BẠN ĐÃ BIẾT HẾT CHƯA?

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Tuy nhiên, khi mục đích chung sống của vợ chồng không còn hòa hợp với nhau nữa và việc chung sống cùng nhau có thể tạo ra những khó khăn hơn trong cuộc sống của hai người thì ly hôn có lẽ là giải pháp hữu ích để giải quyết tình trạng đó. Và hiện nay, ly hôn đã trở thành một vấn đề khá phổ biến trong xã hội nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chế định ly hôn theo pháp luật Việt Nam cũng như hồ sơ cần chuẩn bị và thủ tục khi ly hôn như thế nào? Thì không phải mọi người đều có thể hiểu rõ. Vì vậy, qua bài viết này Văn phòng Luật sư Trường Thành mong muốn phần nào chia sẽ với bạn đọc những quy định của pháp luật về thủ tục cũng như lựa chọn hình thức khi ly hôn để từ đó có những lựa chọn phù hợp cho sự việc của mình một cách tốt nhất.

I/ LY HÔN CÓ NHỮNG HÌNH THỨC NÀO?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay, chế định ly hôn gồm 2 dạng là:

  • Thuận tình ly hôn (Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình): là trường hợp cả vợ và chồng đều mong muốn và cùng ký vào đơn ly hôn.
  • Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình): là trường hợp chỉ có vợ hoặc chồng yếu cầu ly hôn. Tuy nhiên, nếu vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu Tòa án

xin ly hôn.

chế định ly hôn

  • Trong trường hợp không đăng kí kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lý và tuyên bố “không công nhận quan hệ vợ chồng”.

II/ HỒ SƠ XIN LY HÔN GỒM GIẤY TỜ NÀO?

  • Đối với yêu cầu đơn phương ly hôn:
  • Đơn xin ly hôn theo mẫu.
  • Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao).
  • Giấy đăng ký kết hôn (bản chính).
  • Giấy khai sinh của các con.
  • Đối với thuận tình ly hôn:
  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
  • Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao).
  • Giấy đăng ký kết hôn (bản chính).
  • Giấy khai sinh của các con.

Ngoài ra, nếu giữa hai vợ chồng có yêu cầu giải quyết việc phân chia tài sản thì hồ sơ ly hôn còn kèm theo giấy tờ về tài sản của hai vợ chồng.

III/ NƠI NỘP HỒ SƠ LY HÔN

Trong trường hợp hai bên thuận tình ly hôn thì có thể nộp đơn tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên. Nếu là đơn phương ly hôn thì người yêu cầu ly hôn nộp đơn tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú hoặc cư trú.

IV/ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LY HÔN

  • Thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn trong khoảng từ 2 đến 6 tháng và thời hạn mở phiên tòa từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.
  • Trong thời hạn 15 ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định.

chế định ly hôn

  • Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hòa giả không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu công nhân thuận tình ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Văn phòng luật tư vấn về luật hôn nhân gia đình
* Tại Văn phòng Luật sư Trường Thành, chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với khách hàng có yêu cầu tư vấn về vấn đề ly hôn. Qua nhiều lần tiếp xúc chúng tôi nhận thấy khách hàng khi muốn ly hôn có rất nhiều lý do mà lý do chính là do tình cảm không còn do trong quá trình chung sống đã xảy ra quá nhiều mâu thuẩn. Thế nhưng khi tư vấn chúng tôi cũng sẽ phân tích những vấn đề phát sinh khi ly hôn để khách hàng có thể đưa ra quyết định phù hợp như: Ai sẽ là người nuôi con chung, yêu cầu cấp dưỡng nuôi con chung thế nào là phù hợp, vần đề tài sản phân chia thế nào? Vấn đề nợ chung trong thời kỳ hôn nhân và nhiều vấn đề khác nữa.

* Chúng tôi cung cấp những dịch vụ như:

– Tư vấn về Luật hôn nhân gia đình về Ly hôn

– Tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình trong vụ án về ly hôn.

– Tham gia tố tụng với tư cách là Luật sư/ đại diện ủy quyền cho khách hàng của mình trong các tranh chấp về tài sản, nợ chung khi ly hôn.

* Vì vậy, khi có nhu cầu cũng như những thắc mắc khi ly hôn. Khách hàng ở tình Bình Dương và các tỉnh lân cận có thể liên hệ đến Văn phòng Luật sư Bình Dương – Văn phòng Luật sư Trường Thành để được giải đáp những thắc mắc của mình bằng quy định của pháp luật, từ đó có những lựa chọn phù hợp nhất cho trường hợp của mình.
Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện và Chi nhánh công ty

Để mở rộng quy mô kinh doanh của mình, các doanh nghiệp thường thành lập văn phòng đại diện và các chi nhánh. Vậy văn phòng đại diện và chi nhánh doanh nghiệp giống hay khác nhau? Bài viết này sẽ so sánh giữa Văn phòng đại diện và Chi nhánh doanh nghiệp đồng thời khái quát thủ tục thành lập Văn phòng đại diện và Chi nhánh doanh nghiệp tại Việt Nam.

Văn phòng đại diện và Chi nhánh

Cả Văn phòng đại diện và Chi nhánh đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, đều chịu sự thừa ủy quyền và hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh được phép thực hiện các công việc, nghiệp vụ của doanh nghiệp, nên ngành nghề của Chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp.

thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh 1

Còn Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện và Chi nhánh doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và ngoài nước. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Doanh nghiệp khi muốn lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước sẽ gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.

thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh 1

Hồ sơ doanh nghiệp chuẩn bị bao gồm: thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện; bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 3 ngày làm việc. Nếu Cơ quan tư chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì sẽ thông bảo bằng văn bản cho doanh nghiệp và ghi rõ lý do cùng các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện. Đồng thời, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cũng phải định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, UBND cấp huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.

Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.

Về việc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thay đổi.

Văn phòng luật tư vấn về luật doanh nghiệp tại Bình Dương
Bài viết trên chỉ khái quát thủ tục thành lập Văn phòng đại diện và Chi nhánh doanh nghiệp cũng như những thủ tục pháp lý liên quan, tuy nhiên chắc chắn sẽ không thể giải đáp hết mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên lạc với Văn phòng Luật sư Trường Thành Bình Dương để gặp luật sư tư vấn luật doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm giải đáp cụ thể hơn.

Trong bất kỳ vấn đề hay lĩnh vực pháp lý nào nói chung và về quy trình thành lập Văn phòng đại diện và Chi nhánh doanh nghiệp, nếu bạn muốn có một luật sư hoặc Văn phòng Luật sư đứng ra tư vấn trên từng vấn đề, lĩnh vực thì bạn nên chọn luật sư đang hoạt động tại địa phương nơi xảy ra sự việc cần tư vấn, bảo vệ để giảm tối thiểu do chi phí đi lại. Nếu bạn muốn mở công ty, văn phòng, chi nhánh tại Bình Dương, hãy chọn công ty luật hoặc  Văn phòng Luật sư uy tín tại Bình Dương,  có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh chấp về chủ thể doanh nghiệp. Văn phòng luật sư Trường Thành tại Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.Nếu bạn có thắc mắc gì về việc thành lập doanh nghiệp hay những tranh chấp khác cho quyền lợi của mình, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn bảo vệ tốt nhất. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Văn phòng luật Trường Thành Bình Dương khái quát về việc đăng ký thay đổi nội dung và thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp của một vài nội dung.

Thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là một trong những việc làm thường xuyên của doanh nghiệp, nhưng nhiều khi doanh nghiệp lại vướng mắc các thủ tục hồ sơ. Doanh nghiệp muốn thay đổi tên doanh nghiệp, muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh thì phải thay đổi như thế nào?

Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ khác nhau. Bài viết này sẽ khái quát về việc đăng ký thay đổi nội dung và thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp của một vài nội dung.

Các nội dung đăng ký thường thay đổi trong đăng ký doanh nghiệp

Các nội dung đăng ký doanh nghiệp thường thay đổi trong đăng ký doanh nghiệp thông thường là: thay đổi tên doanh nghiệp, thay đổi thành viên công ty TNHH; thay đổi trụ sở kinh doanh doanh nghiệp; thay đổi người đại diện theo pháp luật; bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh; thay đổi vốn điều lệ công ty; đăng ký thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Email; fax; thông tin đăng ký thuế…)

Văn phòng luật Trường Thành Bình Dương khái quát về việc đăng ký thay đổi nội dung và thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp của một vài nội dung.

Vậy với mỗi nội dung cần thay đổi thì hồ sơ đăng ký thay đổi cần chuẩn bị sẽ như thế nào? Các hồ sơ có giống nhau hay không? Tùy theo từng nội dung thay đổi mà hồ sơ đăng ký thay đổi cần tiến hành sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, hồ sơ đăng ký thay đổi gồm có:

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;
  • Điều lệ mới của công ty.

Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của công ty. Có 3 trường hợp như sau: thay đổi tên công ty bằng tiếng việt, bằng tiếng anh và thay đổi tên viết tắt công ty.

Hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp nộp tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm:

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;
  • Điều lệ mới của công ty.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý về việc đặt tên doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật để tránh tốn nhiều chi phí và thời gian.

Ngoài ra, để rõ hơn các chi tiết trong hồ sơ cần chuẩn bị, hãy liên lạc với Trường Thành để được tiếp tục tư vấn cụ thể hơn.

Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Theo quy định pháp luật, ngành nghề kinh doanh gồm có: ngành nghề kinh doanh thông thường và ngành nghề kinh doanh có điều kiện (như ngân hàng, xây dựng, dược, bất động sản). Hãy liên lạc với Trường Thành để được tiếp tục tư vấn cụ thể hơn.

Văn phòng luật Trường Thành Bình Dương khái quát về việc đăng ký thay đổi nội dung và thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp của một vài nội dung.

Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh nộp tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm:

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;
  • Điều lệ mới của công ty.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật nộp tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm:

  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người bổ sung, thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Văn phòng luật tư vấn về luật doanh nghiệp tại Bình Dương
Bài viết này chỉ khái quát việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và thủ tục pháp lý liên quan, tuy nhiên chắc chắn sẽ không thể giải đáp hết mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên lạc với Văn phòng Luật sư Trường Thành Bình Dương để gặp luật sư tư vấn luật doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm giải đáp cụ thể hơn.

Trong bất kỳ vấn đề hay lĩnh vực pháp lý nào nói chung và về quy trình thành lập doanh nghiệp, nếu bạn muốn có một luật sư hoặc Văn phòng Luật sư đứng ra tư vấn trên từng vấn đề, lĩnh vực thì bạn nên chọn luật sư đang hoạt động tại địa phương nơi xảy ra sự việc cần tư vấn, bảo vệ để giảm tối thiểu do chi phí đi lại. Nếu bạn muốn mở công ty, văn phòng, chi nhánh tại Bình Dương, hãy chọn công ty luật hoặc  Văn phòng Luật sư được nhiều người tín nhiệm tại Bình Dương,  có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh chấp về chủ thể doanh nghiệp. Văn phòng luật sư Trường Thành tại Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.Nếu bạn có thắc mắc gì về việc thành lập doanh nghiệp hay những tranh chấp khác cho quyền lợi của mình, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn bảo vệ tốt nhất. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cần các thủ tục gì?

Với môi trường kinh doanh luôn biến đổi ở Việt Nam như hiện nay, các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động luôn có sự thay đổi về chiến lược kinh doanh, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh …. thì nhu cầu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là chuyện đương nhiên. Vậy việc chuyển đổi này cần những thủ tục pháp lý nào? Quy trình ra sao? Trong bài viết này, văn phòng luật sư Trường Thành sẽ giải đáp khái quát cho bạn các câu hỏi về thủ tục pháp lý chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Các hình thức chuyển đổi loại hình  doanh nghiệp              

Hiện nay, các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép gồm: Từ công ty TNHH (bao gồm cả công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên) thành công ty cổ phần; từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn; từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và ngược lại.

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Việc chuyển đổi trực tiếp doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần hiện nay pháp luật chưa cho phép. Tuy nhiên, nếu muốn thực hiện việc đổi này, trước tiên phải tiến hành việc chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn, rồi từ đó chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần.

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Các phương thức để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định tại Điều 196, 197, 198, 199 Luật Doanh nghiệp 2014. Đồng thời, luật cũng phân định rõ loại hình công ty nào đổi thành loại hình khác sẽ cần những điều kiện gì. Riêng đối với loại hình công ty hợp danh, hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc cho phép loại hình công ty này được chuyển đổi loại hình, điều này xuất phát từ tình chất của công ty hợp danh.

Đối với trường hợp công ty TNHH chuyển đổi thành công ty cổ phần thì phương thức chuyển đổi như sau:

  • Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vố góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
  • Kết hợp các phương thức trên.

Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên theo phương thức sau đây:

  • Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của cất cả các cổ đông còn lại;
  • Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toạn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
  • Công ty chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu công ty cổ phần được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014.

Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo phương thức sau đây:

  • Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn kết hợp các phương thức trên đây.

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Công ty tư nhân chuyển đổi thành công ty TNHH nếu đủ điều kiện sau đây:

  • Trước hết, công ty phải là công ty tư nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty nếu muốn chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên hoặc là thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình với các khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Cùng với các phương thức trên, theo quy định của pháp luật, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ một bộ hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định và thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Sau đó, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp. Trong trường hợp sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp dẫn đến các thông tin trên con dấu của doanh nghiệp thay đổi thì doanh nghiệp phải tiến hành làm con dấu mới và thông báo việc sử dụng mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Lưu ý, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải lường trước được những thủ tục và khó khăn như tiến hành thủ tục hành chính đổi con dấu pháp nhân, thủ tục về kế toán tại cơ quan thuế, bảo hiểm, ngân hàng đối tác, ngay kể cả việc ký kết hợp đồng lao động lại với người lao động.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH sang công ty cổ phần doanh nghiệp cần cập nhật các quy định pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức quản lý theo quy định của pháp luật.

Văn phòng luật tư vấn về luật doanh nghiệp tại Bình Dương
Bài viết này chỉ khái quát cho bạn thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên chắc chắn sẽ không thể giải đáp hết mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên lạc với Văn phòng Luật sư Trường Thành Bình Dương để gặp luật sư tư vấn luật doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm giải đáp cụ thể hơn.

Nếu bạn có thắc mắc gì về việc thành lập doanh nghiệp hay những tranh chấp khác cho quyền lợi của mình, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn bảo vệ tốt nhất. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com