Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn

Nhiều cặp vợ chồng muốn nhanh chóng thực hiện thủ tục ly hôn vì nhiều lý do như không thể sống chung được nữa, người vợ sợ con quá 3 tuổi sẽ mất quyền nuôi con,…. Câu hỏi đặt ra liệu có thể bỏ qua thủ tục hòa giải khi ly hôn để rút ngắn thời gian giải quyết ly hôn hay không? Đồng thời thủ tục hòa giải ly hôn liệu có bắt buộc phải được tiến hành tại cơ sở trước khi nộp đơn khởi kiện tại tòa án hay không? Trong trường hợp tài sản tranh chấp là quyền sử dụng đất thì hòa giải tại cơ sở có phải là thủ tục bắt buộc theo quy định về hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Luật đất đai hay không?

Bài viết này của văn phòng luật sư Trường Thành Bình Dương sẽ trả lời các câu hỏi ly hôn có cần phải hòa giải ở cơ sở hay không trong trường hợp có hoặc không liên quan đến tài sản tranh chấp là quyền sử dụng đất.

Thủ tục hòa giải khi ly hôn có bắt buộc không?

Đối với thủ tục hòa giải tại cơ sở: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở. Cơ sở ở đây là gì? Cơ sở ở đây được hiểu là ở xã, phường, tổ dân phố nơi đương sự cư trú…. Việc hòa giải ở cơ sở không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích thực hiện, được thực hiện theo sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng. Mục đích của hòa giải cơ sở là giúp các bên tự giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, giữ gìn và củng cố tình cảm giữa nội bộ, phát huy đạo lý và truyền thống tốt đẹp trong gia đình.

Đối với thủ tục hòa giải tại Tòa án: Theo quy định của pháp luật, thủ tục hòa giải tại Tòa án khi ly hôn là thủ tục bắt buộc. Vì vậy, dù là vợ, chồng đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiến hành thủ tục tòa giải với mục đích hàn gắn cuộc hôn nhân.

Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải trong thời gian chuẩn bị xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Thời hạn chuẩn bị xét xử giải quyết ly hôn là 4 tháng, kể từ ngày thụ lý đơn, và có thể gia hạn thêm nhưng không quá 2 tháng.

Việc hòa giải cơ sở đối với những tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn.

Theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, việc hòa giải tranh chấp đât đai ở cấp cơ sở được quy định cụ thể như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở

  1. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”

Việc tổ chức hòa giải của UBND cấp xã kết hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác là điều kiện bắt buộc phải có trước khi Tòa án nhận đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của đương sự. Do đó, nếu không có việc hòa giải của UBND cấp xã thì các đương sự sẽ bị coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố dụng dân sự năm 2015 mà theo đó, Tòa án sẽ phải trả lại đơn khởi kiệ cho đương sự.

Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn

Tuy nhiên, hiện không có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc xác định các loại tranh chấp đất đai phải qua hòa giải ở cấp cơ sở và liệu trong quan hệ pháp luật vềly hôn mà vợ chồng có tranh chấp về tài sản là quyền sử dụng đất thì có phải thông qua hòa giải cấp cơ sở với tư cách là thủ tục tiền tố tụng trước khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ án ly hôn hay không vẫn là một câu hỏi thường gặp phải?

Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai chỉ quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”. Đây là quy định khá chung chung, thiếu tính cụ thể nễn dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau khi áp dụng điều luật này trong trường hợp vợ chồng có tranh chấp về tài sản chung là quyền sử dụng đất khi ly hôn.

Có ý kiến cho rằng: Hòa giải ở cấp cơ sở áp dụng cho toàn bộ các tranh chấp đất đai bao gồm cả các vụ án ly hôn có tranh chấp về đất đai.

Ý kiến khác lại cho rằng, thủ tục hòa giải cấp cơ sở áp dụng cho tất cả các quan hệ tranh chấp đất đai (trực tiếp hoặc gián tiếp) ngoại trừ các việc liên quan đến hôn nhân gia đình, theo đó trong trường hợp ly hôn mà vợ chồng có tranh chấp về tài sản là quyền sử dụng đất thì sẽ không phải hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.  Tranh chấp đất đai phát sinh trong mọi trường hợp khi các bên đương sự có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người của người sử dụng đất – quyền và nghĩa vụ này có thể là việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất, có thể là liên quan đến quyền và nghĩa vụ phát sinh chính từ các quan hệ giao dịch gắn trực tiếp đến quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp từ chính tài sản trên đất. Riêng đối với vụ án ly hôn, khi các bên đương sự có tranh chấp quyền sử dụng đất trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, đây không phải là loại quan hệ tranh chấp đất đai. Trong quan hệ ly hôn, Tòa án giải quyết quan hệ trọng tâm là quan hệ mang tính nhân thân, tức cho hay không cho ly hôn, đây là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định tính chất và nội dung của quan hệ tài sản. Cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể xuất phát chính từ các quan hệ nhân thân trước.

Vì vậy, theo tính chất của loại quan hệ này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 202 Luật Đất đai năm 2013. Do đó, trong quan hệ pháp luật ly hôn mà vợ chồng có tranh chấp tài sản là quyền sử dụng đất thì không phải hòa giải tại cấp cơ sở như phân tích ở trên.

Pháp luật có quy định số lần hòa giải tại Tòa án khi tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn?

Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự không quy định số lần hòa giải, tức Tòa án có thể linh hoạt tổ chức các buổi hòa giải sao cho phù hợp với từng vụ việc khác nhau.

Nếu các bên hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi cho các đương sự tham gia hòa giải. Hết thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có sự thay đổi ý kiến từ đương sự thì Tòa án quyết định công nhận sự thỏa thuận này.

Trường hợp sau khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã tiến hành thủ tục hòa giải nhưng không thành, thì Tòa án sẽ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc đưa vụ việc ra xét xử. Nếu Tòa án ra quyết định đưa vụ việc ra xét xử thì trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đó, Tòa án phải mở phiên tòa. Trường hợp có lý do chính đáng, thì thời hạn mở phiên tòa là 2 tháng. Như vậy, tổng thời hạn theo luật định để giải quyết một vụ ly hôn là 8 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn.

Văn phòng luật tư vấn về luật hôn nhân gia đình
Thủ tục hòa giải khi ly hôn đôi khi khá phức tạp nhất là khi gắn với tranh chấp quyền sử dụng đất. Để giải quyết và thực hiện nhanh gọn nhất, bạn nên tìm đến các Luật sư đang hoạt động tại địa phương để được tư vấn. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn Văn phòng Luật sư hoặc công ty luật Bình Dương được nhiều người tín nhiệm hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tham gia tố tụng giải quyết các vụ việc ly hôn. Văn phòng luật sư Trường Thành tại Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.

Nếu bạn có thắc mắc gì về phân chia tài sản khi ly hôn hay cần được tư vấn luật hôn nhân gia đình, hãy liên lạc với chúng tôi – Văn phòng Luật sư Trường Thành Bình Dương để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *