Tín chấp và pháp luật về tín chấp

Nếu các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ khác nhau, các căn cứ này có thể là sự thỏa thuận, có thể là do quy định của pháp luật, thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể phát sinh thông qua sự thỏa thuận của các bên trong một giao dịch dân sự. Theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 318 BLDS 2005 thì tín chấp được coi là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Văn phòng luật sư Bình Dương xin nói rõ thêm về khía cạnh pháp lý này

Tín chấp là việc tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.

Tín chấp và pháp luật về tín chấp

Các quy định về biện pháp tín chấp trong BLDS chỉ dừng ở việc quy định nguyên tắc, chưa thật chi tiết, cụ thể về khái niệm của tín chấp, tín chấp chỉ là việc “tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác …”. Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm thì tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phối hợp với tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ và có quyền yêu cầu tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ (Điều 53 và 54 Nghị định 163/2006/NĐ-CP).

Về đối tượng được vay, BLDS chỉ đề cập đến cá nhân, hộ gia đình nghèo. Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị – xã hội (Điều 49). Những người này có nghĩa vụ:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị – xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay

Trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng

Hiện nay BLDS chưa quy định rõ về vai trò cụ thể của tổ chức đứng ra bảo đảm tín chấp. Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hơn về quyền và nghĩa vụ của tổ chức chính trị – xã hội đứng ra tín chấp. Ở đây, những tổ chức này có nghĩa vụ:

  • Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại tổ chức tín dụng đó
  • Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng

Những tổ chức tín dụng này có quyền từ chối bảo đảm tín chấp, nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch  vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng.

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sinh ra để phục vụ cho nghĩa vụ dân sự. Do đó, nó tồn tài bên cạnh nghĩa vụ dân sự được bảo đảm. Tín chấp là một biện pháp mang tính dự phòng. Nghĩa là chỉ áp dụng khi nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

 

Văn phòng luật tư vấn về tín chấp
Với những định nghĩa trên, có thể thấy tín chấp và pháp luật về tín chấp không hẵn đơn giản là dựa vào uy tín như nhiều người lầm tưởng, sẽ dễ dàng phát sinh tranh chấp khuất mắc nếu không thực sự hiểu rõ về khía cạnh pháp lý này. Để được tư vấn rõ hơn về nó, hãy liên lạc với văn phòng luật Trường Thành, với đội ngũ luật sư uy tín tại Bình Dương, chúng tôi sẽ cùng giải quyết những vấn đề, khúc mắc pháp lý cũng như đem đến quyền lợi cao nhất cho khách hàng
Liên hệ với chúng tôi qua

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *