Tag: luật hợp đồng

Bàn về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

 

Hợp đồng dân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày cũng như hoạt động kinh doanh vì trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các giao dịch đều thông qua hợp đồng dân sự là chủ yếu. Thế nhưng, không phải hợp đồng dân sự nào cũng có thể được thực hiện bởi những trường hợp vi phạm khiến giao dịch bị vô hiệu. Văn phòng luật Trường Thành Bình Dương sẽ bàn về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội qua bài viết dưới đây.

Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay có bốn trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu.

Một là, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Hai là, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

Ba là, giao dich dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Bốn là, giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.

giao dịch dân sự vô hiệu
giao dịch dân sự vô hiệu

Trong các trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu nêu trên, nguyên nhân giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội là một trường hợp không dễ để hiểu ngay được. Chúng ta khi đọc quy định này sẽ tự hỏi như thế nào là vi phạm điều cấm của luật, những hành vi nào là trái đạo đức xã hội?

Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thị bị vô hiệu.

 Điều cấm của luật là nhưng quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Với sự giải thích như vậy về điều cấm của luậtđạo đức xã hội của Bộ luật dân sự 2015 buộc chúng ta phải biết pháp luật Việt Nam cấm những hành vi nào hay nói cách khác những hành vi nào ở Việt Nam là vi phạm pháp luật và phải có một nhận thức cơ bản của con người trong xã hội về chuẩn mực ứng xử chung.

Những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng đó là gì? Với đời sống xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay chuẩn mực ứng xử luôn thay đổi, phát triển theo thời gian vì vậy tại một thời điểm nào đó một ứng xử có thể được xem là phù hợp hoặc không phù hợp tại một thời điểm khác. Khi áp dụng nguyên nhân này để tuyên bố vô hiệu một giao dịch dân sự Thẩm phán sẽ phải xem xét trên nhận định cá nhân cũng như của dư luận xã hội để phán quyết chứ không hề có một cơ sở pháp lý nào quy định.

Để hình dung rõ hơn về giao dịch dân sự bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, dưới đây là một vài ví dụ để có thể minh họa.

Ví dụ 1: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật.

A và B là hai tội phạm về buôn bán vũ khí quân dung. Hai bên có ký hợp đồng ma bán với nhau nội dung A sẽ bán cho B một lô hàng là súng quân dụng K59 với số lượng và giá cả đã thỏa thuận. Hai bên tiến hành thực hiện hợp đồng nhưng xảy ra tranh chấp. Đương nhiên trong trường hợp này hợp đồng giữa A và B là hợp đồng không có giá trị pháp lý, không có giá trị, là  một hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của Luật. Vì pháp luật Việt Nam cấm các hành vi như trên. Cụ thể Bộ luật Hình sự Việt Nam coi mua bán vũ khí quân dụng là một loại tội phạm.

Ví dụ 2: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm đạo đức xã hội.

A và B là anh em ruột trong một gia đình, thấy bố mẹ già yếu và có nhiều bất động sản có giá trị nhưng sống keo kiệt với con nên A và B bàn bạc với nhau dở thủ đoạt bất hiếu để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể A và B thỏa thuận với nhau về phương thức chiếm đoạt tài sản, phần trăm chia chác khi có được tài sản và bỏ rơi bố mẹ. Để đảm bảo không nuốt lời A và B có làm hợp đồng thỏa thuận vấn đề này, cùng ký tên. Đương nhiên việc làm của A và B xét về đạo lý là bất hiếu, xã hội lên án và là trái với đạo đức của xã hội. Do đó hợp đồng thỏa này bị vô hiệu.

Trên đây là một vài phân tích để rõ hơn về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Thực tế cũng cho thấy trường giao dịch dân sự bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật có thể xảy ra nhiều, khả năng xuất hiện cao nhưng đối với nguyên nhân giao dịch dân sự bị vô hiệu do trái đạo đức xã hội cũng rất ít gặp, chỉ mang tính dự liệu của pháp luật trong đời sống xã hội./.

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều luật, đạo đức
Văn phòng luật sư Trường Thành là văn phòng luật sư uy tín ở Bình Dương với đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, giải quyết tranh chấp đất đai, lao động, kinh doanh, thương mại,…v.v… Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng luật sư Trường Thành để được luật sư tư vấn cụ thể.

0274.3844.324 – 0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Tín chấp và pháp luật về tín chấp

Nếu các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ khác nhau, các căn cứ này có thể là sự thỏa thuận, có thể là do quy định của pháp luật, thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể phát sinh thông qua sự thỏa thuận của các bên trong một giao dịch dân sự. Theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 318 BLDS 2005 thì tín chấp được coi là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Văn phòng luật sư Bình Dương xin nói rõ thêm về khía cạnh pháp lý này

Tín chấp là việc tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.

Tín chấp và pháp luật về tín chấp

Các quy định về biện pháp tín chấp trong BLDS chỉ dừng ở việc quy định nguyên tắc, chưa thật chi tiết, cụ thể về khái niệm của tín chấp, tín chấp chỉ là việc “tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác …”. Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm thì tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phối hợp với tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ và có quyền yêu cầu tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ (Điều 53 và 54 Nghị định 163/2006/NĐ-CP).

Về đối tượng được vay, BLDS chỉ đề cập đến cá nhân, hộ gia đình nghèo. Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị – xã hội (Điều 49). Những người này có nghĩa vụ:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị – xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay

Trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng

Hiện nay BLDS chưa quy định rõ về vai trò cụ thể của tổ chức đứng ra bảo đảm tín chấp. Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hơn về quyền và nghĩa vụ của tổ chức chính trị – xã hội đứng ra tín chấp. Ở đây, những tổ chức này có nghĩa vụ:

  • Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại tổ chức tín dụng đó
  • Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng

Những tổ chức tín dụng này có quyền từ chối bảo đảm tín chấp, nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch  vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng.

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sinh ra để phục vụ cho nghĩa vụ dân sự. Do đó, nó tồn tài bên cạnh nghĩa vụ dân sự được bảo đảm. Tín chấp là một biện pháp mang tính dự phòng. Nghĩa là chỉ áp dụng khi nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

 

Văn phòng luật tư vấn về tín chấp
Với những định nghĩa trên, có thể thấy tín chấp và pháp luật về tín chấp không hẵn đơn giản là dựa vào uy tín như nhiều người lầm tưởng, sẽ dễ dàng phát sinh tranh chấp khuất mắc nếu không thực sự hiểu rõ về khía cạnh pháp lý này. Để được tư vấn rõ hơn về nó, hãy liên lạc với văn phòng luật Trường Thành, với đội ngũ luật sư uy tín tại Bình Dương, chúng tôi sẽ cùng giải quyết những vấn đề, khúc mắc pháp lý cũng như đem đến quyền lợi cao nhất cho khách hàng
Liên hệ với chúng tôi qua

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Lỗi là một yếu tố chủ quan nói lên thái độ tâm lí của con người đối với hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Nói người gây ra thiệt hại phải có lỗi tức là người đó thấy hoặc phải có nghĩa vụ phải thấy trước được hành vi của mình có thể gây thiệt hại cho người khác và hành vi đó là trái pháp luật. Dưới đây là đôi ý của chuyên viên tư vấn về hợp đồng tại Bình Dương chia sẻ khái quát về khía cạnh pháp lý này.

Lỗi còn là yếu tố để xác định một thiệt hại cần phải bồi thường hay không, hành vi gây ra thiệt hại có thể là hành vi vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc là hành vi trái pháp luật hay không. Vì vậy, trong trách nhiệm bồi thường thiệt  hại ngoài hợp đồng, chứng minh người gây thiệt hại phải có lỗi là một trong các điều kiện cần, để làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

lỗi bồi thường thiệt hại 1

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì dù người gây thiệt hại có lỗi cố ý hay vô ý đều phải bồi thường, vì người gây ra thiệt hại trước khi tiến hành một công việc nào đó phải có nghĩa vụ thấy trước các tác hại có thể xảy ra và phải áp dụng những biện pháp đề phòng. Trước khi thực hiện hành vi người thực hiện phải có nghĩa vụ ý thức được hành vi của mình có thể gây thiệt hại hay không, do đó phải chịu trách nhiệm trước bất kì hình thức nào khi thực hiện hành vi đó. Từ đó có thể kết luận rằng lỗi là một cơ sở pháp lí cho việc bồi thường thiệt hại.

Lỗi cố ý và lỗi vô ý

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại xảy ra hoặc có thể có trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Có quan điểm cho rằng, các cá nhân trong xã hội đều có quyền được bảo đảm về tính mạng, tài sản cho nên mỗi khi có sự tổn hại xảy ra, người gây thiệt hại đương nhiên phải bồi thường. Trách nhiệm dân sự được xây dựng trên cơ sở lỗi sẽ là giải pháp vừa thỏa mãn đạo lý vừa hợp với lợi ích công cộng.

Mức bồi thường thiệt hại

Điều 605 BLDS 2005 có quy định về mức bồi thường theo nguyên tắc như sau

Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, hoặc hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường

lỗi bồi thường thiệt hại

Khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây ra thiệt hại gồm: Tài sản hiện có, thu nhập hiện tại và tài sản, thu nhập sau này. Nếu có đủ cơ sở để đánh giá mức độ thiệt hại không phải là quá lớn với khả năng kinh tế lâu dài của người gây ra thiệt hại thì họ vẫn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Điểm c Khoản 2.2 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP cũng nêu rõ: “Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:

Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.”

Như vậy, xác định lỗi vô ý hay cố ý của người gây thiệt hại có thể ảnh hưởng tới mức độ bồi thường thiệt hại. Cơ sở xác định lỗi cũng là một điểm đáng lưu ý.

Văn phòng luật tư vấn về hợp đồng
 Để được tư vấn, bảo vệ quyền lợi pháp lý dễ dàng nhất cũng như tiết kiệm chi phí nhất, khách hàng nên chọn cho mình một luật sư giỏi hoặc một văn phòng luật uy tín tại địa phương.  Tại Bình Dương và các vùng lan cận, hãy đến với Trường Thành, là một văn phòng luật lâu năm tại Bình Dương với đội ngũ luật sư tận tụy, kinh nghiệm, chúng tôi đảm bảo quyền lợi pháp lý cao nhất cho khách hàng
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trong đời sống hàng ngày thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân, tài sản, danh dự, uy tín của các tổ chức có thể xảy ra dưới nhiều tác động khác nhau. Cũng có thể đó là những tác động khách quan song cũng có thể do hành vi trái pháp luật của cá nhân mang lại. Do đó nhà nước đã phải sử dụng nhiều biện pháp pháp luật khác nhau để ngăn chặn và khắc phục những hậu quả đó. Văn phòng luật sư Bình Dương Trường Thành xin chia sẻ ý kiến về vấn đề này

Quy định từ Bộ Luật Dân sự

Điều 604 của BLDS 2005 quy định “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy, một người gây thiệt hại cho người khác thì giữa những người gây thiệt hại và người bị thiệt hại phát sinh một mối quan hệ pháp luật; trong đó người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường ngược lại người gây ra thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra. Quan hệ pháp luật đó gọi là nghĩa vụ phát sinh do gây thiệt hại hay còn gọi là trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng.

Luật sư tư vấn luật hợp đồng thường nêu rõ: trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do không chấp hành hoặc chấp hành không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Đặc điểm của loại trách nhiệm này là giữa hai bên, bên chịu trách nhiệm và bên bị thiệt hại phải có quan hệ hợp đồng có hiệu lực và sự thiệt hại phải có quan hệ hợp đồng.bồi-thường-thiệt-hại-đồng

Như vậy, khi gây thiệt hại về tính mạng sức khỏe thì dù hai bên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợp đồng thì thực tiễn xét xử đều áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Có ý kiến cho rằng trong hợp đồng vận chuyển hành khách nghĩa vụ của bên vận chuyển không những phải đưa khách đến nơi mà còn phải đảm bảo đến nơi đúng giờ và sự an toàn của hành khách, nếu trong hành trình của mình xe gây thiệt hại cho người đi bộ và hành khách, chủ xe phải bồi thường thiệt hại cho hành khách theo hợp đồng, ngoài ra còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho người đi bộ.

Trách nhiệm độc lập của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vì của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã kí kết. Trách nhiệm ngoài hợp đồng đưa đến một hệ quả là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) cho người bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng khác với trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi pháp nhân, cá nhân và các chủ thể khác nhưng trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với mỗi cá nhân. Chế độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có mục đích vừa buộc người gây thiệt hại phải bù đắp những tổn thất đã xảy ra vừa góp phần bảo vệ tài sản cá nhân và tổ chức. Nó có ý nghĩa vừa áp dụng biện pháp bảo đảm quyền dân sự vừa giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật. Tôn trọng và bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trách nhiệm dân sự. Như vậy, đây là một trách nhiệm độc lập, không phụ thuộc vào trách nhiệm hình sự. Vì vậy, trường hợp được miễn truy tố hình sự vẫn có thể xét xử về dân sự để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định rõ ràng từ Điều 604 đến 630 BLDS 2005. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có nhiệm vụ bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của công dân, tài sản, danh dự, uy tín của tổ chức. Đồng thời, trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng có tác dụng giáo dục, phòng ngừa vì bất cứ ai gây ra thiệt hại đều phải có nghĩa vụ bồi thường.

Văn phòng luật tư vấn về hợp đồng
 Để được tư vấn, bảo vệ quyền lợi pháp lý dễ dàng nhất cũng như tiết kiệm chi phí nhất, khách hàng nên chọn cho mình một luật sư giỏi hoặc một văn phòng luật uy tín tại địa phương.  Tại Bình Dương và các vùng lan cận, hãy đến với Trường Thành, là một văn phòng luật lâu năm tại Bình Dương với đội ngũ luật sư tận tụy, kinh nghiệm, chúng tôi đảm bảo quyền lợi pháp lý cao nhất cho khách hàng
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Tư vấn xác định mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chúng ta biết rằng bất cứ một sự vi phạm pháp luật nào cũng đem đến cho xã hội một sự thiệt hại nhất định vì ít nhất nó cũng làm cho trật tự pháp luật trong xã hội không ổn định, đe dọa những điều kiện tồn tại bình thường của các quan hệ trong xã hội. Tuy nhiên những thiệt hại như vậy không phải lúc nào cũng đưa đến việc phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản có thể trị giá được bằng tiền và sự thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng do hành vi xâm phạm gây ra. Luật sư Bình Dương xin chia sẻ thêm về vấn đề pháp lý này

Như đã trình bày ở trên, thiệt hại là một yếu tố cấu thành của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Không có thiệt hại thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Thiệt hại là một điều kiện bắt buộc phải có làm cho trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm hình sự.

Trong trách nhiệm hình sự đối với một số tội có cấu thành hình thức thì không đòi hỏi phải có hậu quả vật chất. Ngay cả một số tội có cấu thành vật chất thì trong một số trường hợp cá biệt hậu quả chưa xảy ra nhưng do tính chất của hành vi nguy hiểm có khả năng gây ra hậu quả lớn cũng đã cấu thành tội phạm hoặc ngược lại đối với một số tội như thiếu tinh trần trách nhiệm hoặc vi phạm luật lệ giao thông thì phải có hậu quả nghiêm trọng mới cấu thành tội phạm. Nhưng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại này, dù thiệt hại không nghiệm trọng vẫn phải bồi thường. Mức bồi thường được xác định căn cứ trên mức thiệt hại.

Mức bồi thường dựa trên tài sản bị thiệt hại

Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát và giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại về tài sản có thể được tính toán thành một số tiền nhất định, bao gồm các khoản sau: những chi phí bỏ ra bao gồm chi phí về ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc khắc phục thiệt hại như tiền thuốc, tiền điều trị, tiền mai táng phí, tiền sửa chữa tài sản; những hư hỏng mất mát về tài sản; những thu nhập không thu được. Những thu nhập không thu được này chính là những thu nhập mà lẽ ra người bị thiệt hại nếu không xảy ra thiệt hại sẽ thu được. Thu nhập không thu được gồm có thu nhập bị mất và thu nhập bị giảm sút.

Mức bồi thường thiệt hại dựa trên sự thiệt hại thực tế

Thế nào là sự thiệt hại thực tế? Sự thiệt hại thực tế là thiệt hại có thể tính toán được. Vì vậy, thiệt hại thực tế không bắt buộc phải xảy ra. Một sự thiệt hại gián tiếp cũng được cho là thiệt hại thực tế nếu như nhất định sẽ xảy ra và ước lượng được. Ngược lại, sự thiệt hại không thực tế tức là không chắc chắn xảy ra hoặc chỉ có tính giả định, thiệt hại này không được bồi thường.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp về tinh thần.

Thiệt hại vật chất đã được định rõ tại Khoản 2 Điều 307 Bộ luật Dân sự.

Ngoài ra, khi luật sư giỏi tư vấn luật hợp đồng vẫn phải nhắc đến khoản 3 điều này cũng quy định về thiệt hại tinh thần nhưng chưa rõ rệt. Quy định này như sau: “Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó ngoài chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại điểm 1.1 Khoản 1 nêu rõ: “thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm,… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu”“thiệt hại do tổn thất về tinh thần pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin,… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu”.

Mặc dù BLDS đã ghi nhận bồi thường thiệt hại về tinh thần nhưng đến nay việc bồi thường thiệt hại về tinh thần còn những quan điểm khác nhau và chưa thống nhất. Pháp luật dân sự của các nước cũng có những quy định khác nhau về vấn đề này. Một số quan điểm chấp nhận việc bồi thường và một số quan điểm không chấp nhận bồi thường. Một số người cho rằng, thiệt hại về tinh thần chỉ là khái niệm xã hội, không thể tiền để chuộc lại hay mua được. Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mới có thể xác định được mức bồi thường thiệt hại. Cơ sở rõ ràng nhất để xác định chính là thiệt hại về vật chất.

Văn phòng luật tư vấn về luật hợp đồng
Nếu muốn có luật sư bảo vệ hay tư vấn trên từng vấn đề lĩnh vực thì nên chọn luật sư đang hoạt động tại địa phương nơi xảy ra sự việc cần tư vấn , bảo vệ, việc này sẽ giúp giảm thiểu chi phí cũng như việc đảm bảo quyền lợi pháp lý cho bạn được thuận tiện hơn. Là văn phòng luật sư uy tín tại Bình Dương, Trường Thành đã dang và sẽ cùng khách hàng vượt qua những khó khăn, khúc mắc pháp lý, đem đến lợi ích cao nhất trong từ vụ sự.
Liên hệ với chúng tôi qua

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm của người bồi thường

Nếu trách nhiệm trong hợp đồng là trách nhiệm do vi phạm những nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng mà hai bên đã cam kết thực hiện vi phạm nghĩa vụ đã tồn tại trước đó. Nhưng không phải cứ hai bên có quan hệ hợp đồng thì mọi thiệt hại gây ra đều đưa đến trách nhiệm trong hợp đồng, và ngược lại, trách nhiệm ngoài hợp đồng không nên hiểu là giữa hai bên hoàn toàn không có quan hệ hợp đồng. Văn phòng luật sư Bình Dương Trường Thành sẽ chia sẻ một số ý về các tình huống pháp lý liên quan đến luật hợp đồng này

Khi nào phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Trách nhiệm nào cũng vậy, dù là hình sự, dân sự hay hành chính bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cơ sở đó là một thể thống nhất, bao gồm: có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra; phải có lỗi của người gây thiệt hại. Nếu thiếu một trong bốn điều kiện nói trên thì không đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu người gây thiệt hải phải bồi thường. Trách nhiệm ngoài hợp đồng đưa đến một hệ quả là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) cho người bị thiệt hại, ngược lại thì người gây ra thiệt hại trong hợp đồng chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại có thể đoán trước được khi kí kết hợp đồng. Trong trường hợp thiệt hại ngoài hợp đồng do nhiều người gây ra thì họ đương nhiên phải chịu trách nhiệm liên đới. Nhưng trong hợp đồng thì các bên chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới nếu có thỏa thuận trước.

 bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Từ Điều 604 đến Điều 630 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường có nhiệm vụ bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của công dân, tài sản, danh dự, uy tín của các tổ chức bằng hai cách: 1. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại bồi thường bao gồm: Tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng; khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, và khắc phục thiệt hại. Nếu bị thiệt hại về tài sản thì người có tài sản có quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường bằng một số tiền hay thay thế bằng tài sản tương đương hoặc sửa chữa tài sản đã bị hư hỏng để khôi phục giá trị sử dụng như tình trạng ban đầu.

Trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Ngoài ra, luật sư tư vấn luật hợp đồng còn phải nhấn mạnh người gây thiệt hại còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần mà người đó gánh chịu, vì vậy có thể nói quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân.

Tất nhiên trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không chỉ dừng lại ở mục đích bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân; tài sản, danh dự, uy tín của tổ chức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục công dân, phòng ngừa tội phạm vì bất cứ cá nhân nào khi gây ra thiệt hại cho người khác đều phải có nghĩa vụ bồi thường.

 

Văn phòng luật tư vấn về Hợp Đồng
Nếu muốn có luật sư bảo vệ hay tư vấn trên từng vấn đề lĩnh vực thì nên chọn luật sư đang hoạt động tại địa phương nơi xảy ra sự việc cần tư vấn đưa ra. Ví dụ nếu vụ việc xảy ra ở Bình Dương thì nên chọn một  văn phòng luật uy tín tại Bình Dương, trong trường hợp VPLS bạn chọn là văn phòng luật sư Trường Thành thì hay gọi điện thoại vào đường dây nóng của VPLS Trường Thành Bình Dương  có trên website hoặc gửi yêu cầu tư vấn trực tiếp qua website để được tư vấn cụ thể hơn.

Sự khác biệt bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong hợp đồng

Trong các giao dịch thương mại, chúng ta có những thỏa thuận được ký kết trên giấy tờ, quy định các bằng các quyền, trách nhiệm thực hiện và phạt vi phạm. Tuy nhiên, nhiều luật sư giỏi ở Bình Dương khi tư vấn thấy nhiều trường hợp chúng ta có thể vô ý mà gây tổn hại tại người khác hoặc bị người khác vô tình gây thiệt hại cho mình mà những thiệt hại đó không lường trước được để cam kết trong hợp đồng. Những thiệt hại đó có được pháp luật ghi nhận và bảo vệ không? Nếu có, chúng được bảo vệ dựa trên cơ sở nào trong luật hợp đồng? Chúng ta có quyền và trách nhiệm như thế nào khi sử dụng quy định pháp luật đó để bảo vệ mình hoặc yêu cầu người khác bồi thường cho mình? Văn phòng luật sư Bình Dương xin chia sẻ câu trả lời cho trường hợp này

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định trong hợp đồng

Trong khuôn khổ bài viết này, Trường Thành Law chỉ bàn và tư vấn về các trách nhiệm bồi thường phát sinh trong thương mại, kinh doanh. Nguồn gốc phát sinh trách nhiệm được xem là căn cứ căn bản để phân biệt hành vi nào được quy định để chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoặc ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt theo hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh khi một bên vi phạm một phần hoặc nhiều phần được quy định trong hợp đồng và việc phạt vi phạm đã được quy định trong hợp đồng.

luật hợp đồng
Đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, trong trường hợp đồng quy định một bên vi phạm phải bồi thường, người vi phạm vẫn phải bồi thường ngay cả khi mình có lỗi hay không.

Khi luật sư tư vấn luật hợp đồng, thường xuyên phải nói rõ trong giao dịch thương mai, các hành vi vi phạm dễ xảy ra nhất là giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ không đúng tiến độ đã cam kết, bên nhận hàng hoặc nhận dịch vụ thanh toán chậm. Khi hành vi vi phạm này xảy ra nhưng chưa gây thiệt hại thì người vi phạm chưa phải bồi thường, mà chỉ chịu trách nhiệm phạt vi phạm (nếu trong hợp đồng có thỏa thuận). Theo hợp đồng, các bên có quyền đặt ra điều kiện phát sinh. Người vi phạm vẫn chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi. Mức bồi thường có thể thấp hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng. Như vậy, một hành vi vi phạm những thỏa thuận đã có trong hợp đồng, gây ra thiệt hại sẽ chịu trách nhiệm bồi thường dù chứng minh mình có lỗi hay không. Mức bồi thường dựa theo thỏa thuận đã kí kết trong hợp đồng.

Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không quy định trong hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không quy định trong hợp đồng phát sinh khi một cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi gây thiệt hại và có lỗi. Nghĩa là, nếu bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại đó chứng minh thiệt hại này không phải do lỗi của mình, thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường, điều này là khác biệt thứ nhất đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, trong trường hợp đồng quy định một bên vi phạm phải bồi thường, người vi phạm vẫn phải bồi thường ngay cả khi mình có lỗi hay không.

luật hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi và chỉ khi bên vi phạm có lỗi đối với thiệt hại xảy ra và có thể có nhiều bên liên đới chịu trách nhiệm bồi thường mà không cần phải thỏa thuận bằng văn bản trong hợp đồng.

Người gây thiệt hại trong trường hợp này sẽ phải bồi thương toàn bộ thiệt hại mình gây ra. Mức bồi thường có thể giảm nhẹ nếu chứng minh lỗi do vô ý hoặc mức bồi thường quá lớn so với khả năng kinh tế ngắn hạn và lâu dài của mình.

Cơ sở áp dụng như thế nào?

Điều khoản về phạt vi phạm phải được quy định rõ trong hợp đồng. Chế tài bồi thường thiệt hại rất ít khi được trọng tài thương mại và tòa án chấp nhận. Vì bên bị vi phạm thường không chứng minh được mức thiệt hại cụ thể để có mức bồi thường. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi và chỉ khi bên vi phạm có lỗi đối với thiệt hại xảy ra và có thể có nhiều bên liên đới chịu trách nhiệm bồi thường mà không cần phải thỏa thuận bằng văn bản trong hợp đồng.

Hãy gọi điện vào đường dây nóng của văn phòng Luật sư Bình Dương Trường Thành nếu bạn cần tư vấn trực tiếp với các trường hợp thực tế Nếu muốn có luật sư bảo vệ hay tư vấn trên từng vấn đề lĩnh vực thì nên chọn luật sư đang hoạt động tại địa phương nơi xảy ra sự việc cần tư vấn đưa ra. Ví dụ nếu vụ việc xảy ra ở Bình Dương thì nên chọn 1 VPLS hoặc công ty luật uy tín tại Bình Dương, trong trường hợp VPLS bạn chọn là văn phòng luật sư Trường Thành thì hay gọi điện thoại vào đường dây nóng của VPLS Trường Thành tại Bình Dương  có trên website hoặc gửi yêu cầu tư vấn trực tiếp qua website để được tư vấn cụ thể hơn.