Pháp luật về thừa kế – thời gian có hiệu lực của di chúc

Bạn có bao giờ thắc mắc thời gian có hiệu lực của di chúc không? Hay di chúc có hiệu lực pháp luật khi nào? Giả sử như ông A viết di chúc cách đây 10 năm. Sau đó 2 năm sau, trong một chuyến đi chơi xa, ông bị mất tích và không có tung tích. Vậy di chúc của ông khi nào có hiệu lực? Và nếu có tranh chấp thì sẽ giải quyết như thế nào? Tất cả những vấn đề pháp lý trên được quy định trong bộ luật thừa kế.

Hiệu lực pháp luật của di chúc

Theo Điều 667 BLDS quy định:Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, pháp luật không quy định rõ về thời gian có hiệu lực của di chúc. Trong đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 BLDS (Điều 633).

luật thừa kế 1

Điều 81 BLDS quy định về Tuyên bố một người là đã chết như sau:

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  2. b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  3. c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  4. d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1Điều 78của Bộ luật này.
  5. Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này”.

Như vậy, sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì ông A được tuyên bố là người đã chết. Và lúc đó, Tòa án sẽ xác định ngày chết của ông A và mở thừa kế theo di chúc của ông. Lúc này, chúng ta sẽ xem xét đến tính hợp pháp của di chúc và phân chia di sản theo quy định của pháp luật.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế 

Pháp luật không quy định thời gian có hiệu lực của di chúc mà chỉ quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế (là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết).

luật thừa kế 1

Theo Điều 645 BLDS quy định về Thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, nếu có tranh chấp xảy ra, trước hết, ta phải xét đến tính hợp pháp của di chúc ông A và nếu trong thời gian là 10 năm kế từ ngày mở thừa kế, nếu di chúc hợp pháp thì những người thừa kế có thể khởi kiện để chia di sản theo di chúc. Còn nếu di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, tức theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 674). Trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế, có tranh chấp mà những người thừa kế chưa khởi kiện thì sau này dù có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết. Ai đang quản lý, sử dụng được tiếp tục sử dụng theo pháp luật.

Giả sử ông A không để lại di chúc và quá thời gian 10 năm kể từ ngày mở thừa kế thì những người thừa kế có thể khởi kiện và phân chia di sản hay không?

Văn phòng luật tư vấn luật thừa kế như sau: Theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình cũng có quy định một số trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau:

Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

– Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ.

– Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung”.

Như vậy, nếu những người thừa kế của ông A không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do ông A để lại chưa chia, chỉ không thỏa thuận được về phần mỗi người được hưởng thì không thuộc trường hợp bị coi là đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, tòa án sẽ thụ lý vụ kiện và áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

 

Văn phòng luật tư vấn về luật thừa kế
Còn có nhiều tình huống khác xảy ra ngoài đời sống có liên quan đến pháp lý về luật thừa kế,  những điều khoản, đề mục có thể khiến những ai không nghiên cứu chuyên sâu bối rối . Để hiểu rõ nhất những yếu tố pháp lý trong vụ việc của mình, hãy liên lạc với văn phòng luật sư uy tín gần nhất. Trong trường hợp bạn đang ở Bình Dương hoặc các vùng lân cận thì văn phòng luật sư Bình Dương – Văn phòng Luật sư Trường Thành sẵn sàng giải đáp những khúc mắc của bạn. Với tiêu chí xây dựng Văn phòng Luật sư Trường Thành trở thành một văn phòng luật sư uy tín tại Bình Dương, chúng tôi đã cùng khách hàng đi đến cùng những vụ việc về thừa kế nói riêng và pháp luật về Dân sự nói chung, giúp khách hàng có được kết quả như mong muốn. Hãy liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *