Tag: luật thừa kế

Pháp luật về Thừa kế – Thừa kế có yếu tố nước ngoài

Với nền kinh tế hội nhập như hiện nay, người Việt chúng ta sở hữu tài sản ở nước ngoài ngày càng nhiều. Vì vậy mà phát sinh ra các quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Đây là một trong những chế định quan trọng của tư pháp quốc tế và cũng là một quan hệ phức tạp, gắn kết với nhiều hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, việc xác định luật áp dụng là một trong những vấn đề quan trọng trong tư pháp quốc tế Việt Nam và các nước. Văn phòng luật sư  Bình Dương – Văn phòng Luật sư Trường Thành xin chia sẻ những quy định về pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được đăng tải tập trung tại Bộ luật Dân sự 2005.

Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài

Ba trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài là:

  1. Người để lại di sản là người nước ngoài hoặc là người VN định cư ở nước ngoài;
  2. Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người VN định cư ở nước ngoài;
  3. Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

Theo Điều 767 quy định về Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài như sau:

  1.  Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
  2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
  3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.
  4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật

Như vậy, ta chia làm 2 trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp đối với di sản thừa kế theo pháp luật. Với 2 trường hợp này, người được hưởng thừa kế (hàng thừa kế), điều kiện, trình tự hưởng thừa kế đều do pháp luật quy định chứ không phải do ý chí của người để lại di sản thừa kế.

thừa kế có yếu tố nước ngoài 3

Và theo Điều 767 trên, ta chia làm 2 loại di sản thừa kế là động sản và bất động sản. Chúng tôi sẽ dựa vào để tư vấn pháp luật thừa kế

Đối với di sản thừa kế là động sản thì sẽ áp dụng luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết. Pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng đối với các quan hệ thừa kế mà công dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế là động sản bất kể quan hệ này xảy ra ở đâu và di sản đang hiện diện ở nước nào. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản là động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam.

Còn đối với di sản là bất động sản thì sao? Riêng đối với di sản thừa kế là bất động sản thì sẽ áp dụng nguyên tắc Luật nơi có vật. Điều này có nghĩa là công dân Việt Nam để lại di sản thừa kế là bất động sản thì pháp luật Việt Nam không có cơ hội áp dụng nếu bất động sản không hiện diện ở Việt Nam và ngược lại, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là bất động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646). Khi phân chia di sản thừa kế theo di chúc, ta cần xét xem di chúc này có hợp pháp hay không. Tương tự với thừa kế có yếu tố nước ngoài theo di chúc cũng vậy. Ta cần xét xem năng lực hành vi lập và hủy bỏ di chúc của người để lại di sản cũng như hình thức của di chúc.

Tại Việt Nam, việc chọn luật áp dụng để xác định năng lực hành vi lập, hủy bỏ di chúc và hình thức di chúc được quy định tại Điều 768 BLDS 2005:

“1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân;

  1. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”.

Như vậy, Pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể khi công dân Việt Nam lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, định đoạt di sản thừa kế, bất kể di sản thừa kế là động sản hay bất động sản. Pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng đối với việc xác định năng lực chủ thể khi công dân nước ngoài lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc định đoạt di sản thừa kế, kể cả khi hành vi này được thực hiện tại Việt Nam.

Còn về về hình thức di chúc, Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật của nước nơi lập di chúc. Nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài phải tuân theo những quy định của pháp luật nước ngoài về hình thức di chúc. Còn nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc.

Ngoài ra, đối với việc thừa kế theo di chúc của công dân Việt Nam ở nước ngoài, Điều 660 cũng quy định những di chúc bằng văn bản dưới đây cũng có giá trị như di chúc được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc UBND xã, phường, thị trấn chứng thực: “Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiên đó; Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó” 

 

Văn phòng luật tư vấn về luật thừa kế
Văn phòng luật sư Bình Dương – Văn phòng Luật sư Trường Thành chuyên tư vấn các vụ sự về luật thừa kế cũng như những vấn đề pháp lý dân sự kinh tế khác. Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, tận tâm và chuyên nghiệp, chúng tôi đã đang và sẽ tiếp tục giúp khách hàng giải quyết những khó khăn, bảo vệ pháp lý trọn vẹn qua đó đem về quyền lợi cao nhất.
Liên hệ với chúng tôi qua

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Pháp luật về thừa kế – Từ chối tài sản được thừa kế theo di chúc

Trong các vụ sự liên quan đến luật thừa kế,một số trường hợp người thừa kế muốn từ chối tài sản được thừa kế, vậy mong muốn này có được hay không? Và người thừa kế muốn nhường di sản thừa kế cho người khác thì có được không? Bài viết của văn phòng luật sư Bình Dương sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình huống này.

Không được quyền từ chối tài sản được thừa kế để trốn nợ

luật thừa kế

Theo Điều 642 BLDS quy định về Từ chối nhận di sản như sau:

“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

  1. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
  2. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”.

Như vậy, chỉ trừ trường hợp người thừa kế từ chối nhận thừa kế nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác, như trốn nợ, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng hay bồi thường thiệt hại…, thì các trường hợp còn lại đều được pháp luật công nhận, người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản thừa kế.

Trong trường hợp người thừa kế đã từ bỏ quyền thừa kế của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì phần tài sản bị từ chối đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những đồng thừa kế còn lại. Nếu người thừa kế đã từ chối nhận di sản thì đồng nghĩa với việc từ chối không được hưởng di sản trong cả 2 hình thức thừa kế là theo di chúc và theo pháp luật. Người từ chối nhận di sản có quyền từ chối toàn bộ hay một phần tài sản mà mình đáng lẽ được hưởng. Người thừa kế có thể từ chối phần di sản của mình bằng cách ghi rõ trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản là “tặng toàn bộ di sản của mình” cho một người thừa kế khác.

Cần lưu ý rằng nếu hết 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu người có quyền thừa kế không làm văn bản từ chối nhận di sản thì coi như đã nhận di sản. Việc từ chối di sản phải được lập thành văn bản gửi cho người đồng thừa kế, người tiến hành chia di sản và công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.

Từ chối khi thời hạn nhận thừa kế hơn 6 tháng

Vì quá thời gian 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế nên người thừa kế không thể làm thủ tục từ chối nhận di sản. Vì vậy cách tốt nhất để nhường di sản thừa kế cho người thừa kế khác là tiến hành làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản có công chứng, trong văn bản người thừa kế phải ghi rõ tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản thừa kế của mình, căn cứ theo Khoản 1 Điều 49 Luật công chứng 2006 quy định:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác”.

Người thừa kế có thể liên hệ với một tổ chức công chức để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế này. Sau khi đã công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, cũng như văn bản thỏa thuận phân chia di sản tặng toàn bộ hoặc một phần di sản thừa kế của mình cho người thừa kế khác rồi thì theo đó người thừa kế khác có thể làm thủ tục sang tên nhận phần di sản được nhận theo quy định của pháp luật.

luật thừa kế
Gia đình ba thế hệ

Từ chối nhận di sản vì người đã chết yêu cầu thực hiện nghĩa vụ

Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đồng thời phải chịu những nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.

Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nói tại Điều 637 Bộ Luật Dân sự là những nghĩa vụ tài sản mà người để lại di sản đáng lẽ phải thực hiện khi còn sống, nhưng chưa thực hiện được thì người đó đã chết. Vì vậy những nghĩa vụ này được chuyển sang cho người thừa kế.

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

  1. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.
  2. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

Ngoài ra, nếu người có tài sản lập di chúc giao cho người thừa kế một nghĩa vụ, nếu nghĩa vụ đó là hợp pháp, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Giả sử như ông B viết di chúc để lại 1 phần di sản cho ông C nếu như ông giết ông D thì đây là nghĩa vụ trái pháp luật, phần di sản này sẽ được phân chia theo hình thức thừa kế pháp luật.

Như đã viết ở trên, chỉ trừ trường hợp người thừa kế từ chối nhận thừa kế nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác, như trốn nợ, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng hay bồi thường thiệt hại…, thì các trường hợp còn lại đều được pháp luật công nhận, người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Vì vậy, người thừa kế từ chối nhận di sản phải biểu lộ công khai ý chí của mình thể hiện ở việc phải báo cho những người thừa kế khác biết, người nhận nhiệm vụ phân chia di sản, Công chứng Nhà nước hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế biết về việc từ chối nhận di sản. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản, chứ không thể nói bằng lời nói miệng.

Nếu bạn đang có những vướng mắc, băn khoăn về luật thừa kế hoặc đang cần được tư vấn về những vấn đề pháp lý khác, hãy liên lạc với văn phòng Luật sư tại địa phương nơi xảy ra sự việc để được bảo vệ và đảm bảo quyền lợi.  Nếu cần luật sư giỏi tại Bình Dương, hãy liên lạc với văn phòng luật Trường Thành, đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, tận tâm và chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ cùng bạn vượt qua những khó khăn mà bạn đang gặp phải, đảm bảo những quyền lợi pháp lý của bạn.
Liên hệ với chúng tôi qua

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Pháp luật về thừa kế – thời gian có hiệu lực của di chúc

Bạn có bao giờ thắc mắc thời gian có hiệu lực của di chúc không? Hay di chúc có hiệu lực pháp luật khi nào? Giả sử như ông A viết di chúc cách đây 10 năm. Sau đó 2 năm sau, trong một chuyến đi chơi xa, ông bị mất tích và không có tung tích. Vậy di chúc của ông khi nào có hiệu lực? Và nếu có tranh chấp thì sẽ giải quyết như thế nào? Tất cả những vấn đề pháp lý trên được quy định trong bộ luật thừa kế.

Hiệu lực pháp luật của di chúc

Theo Điều 667 BLDS quy định:Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, pháp luật không quy định rõ về thời gian có hiệu lực của di chúc. Trong đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 BLDS (Điều 633).

luật thừa kế 1

Điều 81 BLDS quy định về Tuyên bố một người là đã chết như sau:

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  2. b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  3. c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  4. d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1Điều 78của Bộ luật này.
  5. Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này”.

Như vậy, sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì ông A được tuyên bố là người đã chết. Và lúc đó, Tòa án sẽ xác định ngày chết của ông A và mở thừa kế theo di chúc của ông. Lúc này, chúng ta sẽ xem xét đến tính hợp pháp của di chúc và phân chia di sản theo quy định của pháp luật.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế 

Pháp luật không quy định thời gian có hiệu lực của di chúc mà chỉ quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế (là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết).

luật thừa kế 1

Theo Điều 645 BLDS quy định về Thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, nếu có tranh chấp xảy ra, trước hết, ta phải xét đến tính hợp pháp của di chúc ông A và nếu trong thời gian là 10 năm kế từ ngày mở thừa kế, nếu di chúc hợp pháp thì những người thừa kế có thể khởi kiện để chia di sản theo di chúc. Còn nếu di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, tức theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 674). Trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế, có tranh chấp mà những người thừa kế chưa khởi kiện thì sau này dù có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết. Ai đang quản lý, sử dụng được tiếp tục sử dụng theo pháp luật.

Giả sử ông A không để lại di chúc và quá thời gian 10 năm kể từ ngày mở thừa kế thì những người thừa kế có thể khởi kiện và phân chia di sản hay không?

Văn phòng luật tư vấn luật thừa kế như sau: Theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình cũng có quy định một số trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau:

Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

– Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ.

– Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung”.

Như vậy, nếu những người thừa kế của ông A không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do ông A để lại chưa chia, chỉ không thỏa thuận được về phần mỗi người được hưởng thì không thuộc trường hợp bị coi là đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, tòa án sẽ thụ lý vụ kiện và áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

 

Văn phòng luật tư vấn về luật thừa kế
Còn có nhiều tình huống khác xảy ra ngoài đời sống có liên quan đến pháp lý về luật thừa kế,  những điều khoản, đề mục có thể khiến những ai không nghiên cứu chuyên sâu bối rối . Để hiểu rõ nhất những yếu tố pháp lý trong vụ việc của mình, hãy liên lạc với văn phòng luật sư uy tín gần nhất. Trong trường hợp bạn đang ở Bình Dương hoặc các vùng lân cận thì văn phòng luật sư Bình Dương – Văn phòng Luật sư Trường Thành sẵn sàng giải đáp những khúc mắc của bạn. Với tiêu chí xây dựng Văn phòng Luật sư Trường Thành trở thành một văn phòng luật sư uy tín tại Bình Dương, chúng tôi đã cùng khách hàng đi đến cùng những vụ việc về thừa kế nói riêng và pháp luật về Dân sự nói chung, giúp khách hàng có được kết quả như mong muốn. Hãy liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Người đã mất có được quên nghĩa vụ khi còn sống của mình hay không?

Dạo gần đây khi lướt những trang web tin tức, báo đài, chúng ta thường bắt gặp những câu chuyện ngoại tình tay ba và câu hỏi đặt ra với giả thuyết rằng nếu người chồng trước khi chết để lại di chúc cho người tình được hưởng toàn bộ khối tài sản của mình. Vậy thì, người vợ và những đứa con nhỏ không được hưởng gì ư? Việc phân chia tài sản vợ chồng trong trường hợp này ra sao? Văn phòng luật sư Bình Dương xin chia sẽ câu trả lời về luật thừa kế này

Tài sản riêng và tài sản chung giữa vợ và chồng

Theo luật Hôn nhân gia đình 2014 và nội dung được hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
– Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó”.

 phân chia tài sản vợ chồng

Như vậy, tài sản trước khi kết hôn là tài sản của riêng mỗi người. Ngược lại, tài sản sau khi kết hôn là tài sản chung của cả hai vợ chồng. Vì thế, chúng ta cần phải xác định, phân chia rõ tài sản riêng và chung của hai vợ chồng để dễ dàng phân chia di sản theo di chúc người chồng.

Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014, khi một bên vợ hoặc chồng chết, tài sản chung sẽ được chia đôi. Vì vậy, sau khi người chồng chết, toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được chia đôi, một nửa thuộc người vợ, nửa còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế của người chồng.

Nghĩa vụ của người chồng đã mất

Khi luật sư tư vấn luật thừa kế thường xuyên nhân được câu hỏi: “Nghĩa vụ có mất khi chồng/ vợ mất?” Câu trả lời là không. Người chồng đã mất không được quên nghĩa vụ của mình. Khoản 1 Điều 680 quy định: “Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản”. Vì thế, cho dù tài sản chung giữa 2 vợ chồng đã chia khi hôn nhân còn tồn tại, mà người chồng chết  thì người vợ vẫn được hưởng thừa kế di sản của người chồng.

 phân chia tài sản vợ chồng

Theo Điều 669 BLDS quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

Điều luật này ra đời để đảm bảo nghĩa vụ của người đã mất. Người chồng tuy đã mất vẫn phải có nhiệm vụ chăm sóc vợ con cũng như cha mẹ của mình (nếu còn sống) theo pháp luật, cũng như theo đạo nghĩa. Vì vậy những người con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động, người vợ hoặc cha mẹ (nếu còn sống) vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chồng mặc dù trong di chúc không đề cập đến. Và mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Vì vậy người tình hay vợ bé, vợ không chính thức của người chồng sẽ không được nhận toàn bộ di sản thừa kế của người chồng, mà di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Người chồng tuy đã mất nhưng không được quyền quên đi nghĩa vụ của mình khi còn sống.

Văn phòng luật tư vấn về luật thừa kế
Còn có nhiều tình huống khác xảy ra ngoài đời sống có liên quan đến pháp lý về luật thừa kế,  những điều khoản, đề mục có thể khiến những ai không nghiên cứu chuyên sâu bối rối . Để hiểu rõ nhất những yếu tố pháp lý trong vụ sự của mình, hãy liên lạc với văn phòng luật sư uy tín gần nhất. Trong trường hợp bạn đang ở Bình Dương hoặc các vùng lân cân thì văn phòng luật Trường Thành Bình Dương sẵn sàng giải đáp những khúc mắc của bạn. Là văn phòng luật sư uy tín tại Bình Dương, chúng tôi đã cùng khách hàng đi đến cùng những vụ sự  về luật thừa kế nói riêng và pháp lý dân sự nói chung, giúp khách hàng có được kết quả như mong muốn. Hãy liên lạc với chung tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Quy định về thừa kế theo pháp luật

Chắc hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ việc vụ bà P. kinh doanh bún ở quận Tân Phú sở hữu khối tài sản gần 1000 tỷ đồng đột ngột ra đi mà không để lại di chúc, dẫn đến việc tranh chấp di sản giữa người con nuôi và 6 anh chị em của bà. Với khối tài sản lớn như vậy, việc tranh chấp giữa những người thừa kế khi không có di chúc là điều vẫn luôn xảy ra. Vụ việc này đã được đưa ra tòa xử kín và khiến cho dư luận tò mò về việc phân chia di sản thế nào với khối tài sản gần 1000 tỷ đồng. Qua vụ việc này, chúng ta thấy rằng nếu như bà P. sớm lập di chúc thì mọi việc đã không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức và không cần phải có nhiều sự tham gia của các chủ thể khác. Đặc biệt là tình cảm giữa những người thừa kế, tức những người thân yêu của bà P. chắc chắn sẽ không còn được như xưa nữa, và đây là điều chắc chắn bà P. không bao giờ muốn.

Văn phòng luật uy tín ở Bình Dương xin chia sẻ về quy định về thừa kế theo pháp luật, tức là về việc phân chia di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc như trường hợp nêu trên.

Thế nào là thừa kế theo pháp luật? Những trường hợp nào thừa kế theo pháp luật?

phân chia tài sản thừa kế

BLDS quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 674). Điều này có nghĩa là việc phân chia di sản của người mất sẽ được pháp luật phân chia theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 1 Điều 675 BLDS quy định: “Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản”.

Văn phòng luật tư vấn luật thừa kế thường trích điểm d Khoản 1 Điều 675 nêu trên khi nhắc đến trường hợp người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì di sản cũng sẽ được pháp luật phân chia theo quy định của thừa kế theo pháp luật. Vậy những trường hợp nào thì người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự, những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:

“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”.

Tuy nhiên, cũng theo Khoản 2 của Điều 643 quy định thì những người nêu ở Khoản 1 trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Pháp luật quy định về thừa kế theo pháp luật như thế nào?

phân chia tài sản thừa kế

“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 674).

BLDS quy định về hàng thừa kế như sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

  1. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  2. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”. (Khoản 1 Điều 676)

BLDS cũng quy định rằng những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản như nhau (Khoản 2 Điều 676) và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (Khoản 3 Điều 676).

Và như quy định nêu trên thì người con nuôi của bà P thuộc vào hàng thừa kế thứ nhất và được quyền thừa kế của bà với khối tài sản gần 1000 tỷ đồng. Tuy nhiên, người thân của bà P. không chịu vì họ cho rằng họ cũng có công tạo ra tài sản. Và tranh chấp diễn ra.

Văn phòng luật tư vấn về luật thừa kế
Trong bất kỳ vấn đề hay lĩnh vực pháp lý nào nói chung và thừa kế nói riêng, nếu bạn muốn có một luật sư hoặc Văn phòng Luật sư đứng ra bảo vệ hay tư vấn trên từng vấn đề, lĩnh vực thì bạn nên chọn luật sư đang hoạt động tại địa phương nơi xảy ra sự việc cần tư vấn, bảo vệ để giảm tối thiểu do chi phí đi lại. Ví dụ: nếu vụ việc xảy ra ở Bình Dương thì nên chọn Luật sư giỏi ở Bình Dương hoặc văn phòng luật sư uy tín tại Bình Dương được nhiều người tín nhiêm hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng về thừa kế tại Bình Dương, trong trường hợp Văn phòng Luật sư bạn chọn là văn phòng luật sư Trường Thành thi hãy liên lạc với chung tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Quy định về tính hợp pháp của di chúc

Các vấn đề về phân chia di sản của người đã chết luôn gây nhiều tranh cãi. Tranh chấp di sản để lại giữa các thành viên trong gia đình là điều rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, khi người đã chết để lại di chúc thừa kế thì việc xảy ra tranh chấp sẽ ít hơn so với khi không để lại di chúc thừa kế. Thế nên, việc lập di chúc là cần thiết với mọi trường hợp và mọi gia đình. Vậy khi nào thì có thể gọi là di chúc hợp pháp để đảm bảo tính pháp lý khi xảy ra tranh tụng? Văn phòng luật tại Bình Dương xin chia sẻ câu trả lời trong trường hợp này

Việc lập di chúc đã được pháp luật quy định cụ thể, nhằm tối thiểu các tranh chấp có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người lập di chúc lẫn người được hưởng di sản. Các quy định về thừa kế theo di chúc được quy định ở BLDS 2005 và Luật hôn nhân và gia đình 2014. Tuy nhiên, các quy định chính vẫn được quy định chủ yếu ở BLDS 2005, từ Điều 646 đến Điều 673.

Bài viết này chủ yếu nói về tính hợp pháp của di chúc thừa kế.

Thế nào là di chúc đủ điều kiện hợp pháp? Người nào cũng có thể lập di chúc?

di chúc hợp pháp

Theo BLDS 2005, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646). BLDS cũng quy định người lập di chúc là người đủ 15 tuổi trở lên, có tài sản, phải nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Tuy nhiên,cần lưu ý rằng, người chưa thành niên, tức đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, khi lập di chúc phải được cha mẹ, hoặc người giám hộ đồng ý (Khoản 2 Điều 647 BLDS 2005) và để di chúc đó hợp pháp thì di chúc đó phải đáp ứng yêu cầu của quy định tại Khoản 1 Điều 652 BLDS, phải được lập thành văn bản và cũng phải được cha mẹ, hoặc người giám hộ đồng ý (Khoản 2 Điều 652 BLDS 2005).

Khoản 1 Điều 652 quy định như sau:

“Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật”.

Và Điều 653 quy định về nội dung của di chúc bằng văn bản như sau:

Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.

Điều này cũng có nghĩa rằng, nếu chứng minh được thời điểm lập di chúc của người lập di chúc bị đe dọa, cưỡng ép, không được minh mẫn, sáng suốt, bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác ảnh hưởng đến sự minh mẫn, không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì di chúc không hợp pháp (Khoản 1 Điều 647 và Điểm a Khoản 1 Điều 652 BLDS). Tuy nhiên, luật sư giỏi tư vấn luật thừa kế luôn lưu ý về thời hiệu khởi kiện về tranh chấp di sản thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 645).Hết thời hạn này, các thành viên liên quan không được quyền khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế nữa. Song, luật pháp luôn có những điều khoản khác để tìm ra phương án hợp tình hợp lý, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người lập di chúc và người được hưởng di sản.

Di chúc bằng miệng có được xem là hợp pháp?

Khác với người chưa thành niên, di chúc của người thành niên, tức từ đủ 18 tuổi trở lên, khi bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản có thể được lập dưới hình thức bằng miệng (Điều 649 vàKhoản 1 Điều 651). Tuy nhiên, sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (Khoản 2 Điều 651). Và để di chúc miệng này hợp pháp thì di chúc miệng này cũng phải đáp ứng được điều kiện tại khoản 1 Điều 652 và thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ (xem rõ hơn ở Điều 654 quy định về Người làm chứng cho việc lập di chúc và Điều 656 quy định về Di chúc bằng văn bản có người làm chứng). Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực (Khoản 5 Điều 652). Nếu không, di chúc miệng này cũng được xem là không hợp pháp.

di chúc hợp pháp

Với những người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ không thể lập di chúc bằng văn bản, phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực (Khoản 3 Điều 652). Tuy nhiên, nếu họ bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì cũng có thể lập di chúc miệng (Khoản 1 Điều 651).

Tính hợp pháp của bản di chúc khi không có công chứng, không ai biết

Điều 656 quy định về Di chúc bằng văn bản có người làm chứng, tuy nhiên, di chúc bằng văn bản này không có công chứng, chứng thực, chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 652 (Khoản 4 Điều 652).

Tuy nhiên, trong trường hợp người lập di chúc cố tình giấu di chúc, không cho ai biết, không có người chứng, cũng như không mang đi công chứng, chứng thực thì bản di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi bản di chúc được người lập di chúc viết bằng tay và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản này phải tuân thủ về nội dung của di chúc bằng văn bản quy định tại Điều 653 (Điều 655).

Văn phòng luật tư vấn về luật thừa kế
Trong bất kỳ vấn đề hay lĩnh vực pháp lý nào nói chung và thừa kế nói riêng, nếu bạn muốn có một luật sư hoặc Văn phòng Luật sư đứng ra bảo vệ hay tư vấn trên từng vấn đề, lĩnh vực thì bạn nên chọn luật sư đang hoạt động tại địa phương nơi xảy ra sự việc cần tư vấn, bảo vệ để giảm tối thiểu do chi phí đi lại. Ví dụ: nếu vụ việc xảy ra ở Bình Dương thì nên chọn Luật sư giỏi ở Bình Dương hoặc văn phòng luật sư lâu năm tại Bình Dương được nhiều người tín nhiêm hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng về thừa kế tại Bình Dương, trong trường hợp Văn phòng Luật sư bạn chọn là văn phòng luật sư Trường Thành thi hãy liên lạc với chung tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com