Chắc hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ việc vụ bà P. kinh doanh bún ở quận Tân Phú sở hữu khối tài sản gần 1000 tỷ đồng đột ngột ra đi mà không để lại di chúc, dẫn đến việc tranh chấp di sản giữa người con nuôi và 6 anh chị em của bà. Với khối tài sản lớn như vậy, việc tranh chấp giữa những người thừa kế khi không có di chúc là điều vẫn luôn xảy ra. Vụ việc này đã được đưa ra tòa xử kín và khiến cho dư luận tò mò về việc phân chia di sản thế nào với khối tài sản gần 1000 tỷ đồng. Qua vụ việc này, chúng ta thấy rằng nếu như bà P. sớm lập di chúc thì mọi việc đã không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức và không cần phải có nhiều sự tham gia của các chủ thể khác. Đặc biệt là tình cảm giữa những người thừa kế, tức những người thân yêu của bà P. chắc chắn sẽ không còn được như xưa nữa, và đây là điều chắc chắn bà P. không bao giờ muốn.
Văn phòng luật uy tín ở Bình Dương xin chia sẻ về quy định về thừa kế theo pháp luật, tức là về việc phân chia di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc như trường hợp nêu trên.
Thế nào là thừa kế theo pháp luật? Những trường hợp nào thừa kế theo pháp luật?
BLDS quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 674). Điều này có nghĩa là việc phân chia di sản của người mất sẽ được pháp luật phân chia theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 675 BLDS quy định: “Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản”.
Văn phòng luật tư vấn luật thừa kế thường trích điểm d Khoản 1 Điều 675 nêu trên khi nhắc đến trường hợp người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì di sản cũng sẽ được pháp luật phân chia theo quy định của thừa kế theo pháp luật. Vậy những trường hợp nào thì người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự, những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:
“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”.
Tuy nhiên, cũng theo Khoản 2 của Điều 643 quy định thì những người nêu ở Khoản 1 trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Pháp luật quy định về thừa kế theo pháp luật như thế nào?
“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 674).
BLDS quy định về hàng thừa kế như sau:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”. (Khoản 1 Điều 676)
BLDS cũng quy định rằng những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản như nhau (Khoản 2 Điều 676) và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (Khoản 3 Điều 676).
Và như quy định nêu trên thì người con nuôi của bà P thuộc vào hàng thừa kế thứ nhất và được quyền thừa kế của bà với khối tài sản gần 1000 tỷ đồng. Tuy nhiên, người thân của bà P. không chịu vì họ cho rằng họ cũng có công tạo ra tài sản. Và tranh chấp diễn ra.