Tag: phân chia tài sản

Văn bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng được pháp luật quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014 (Luật HN&GĐ). Việc này hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí và sự thỏa thuận của vợ chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Về hình thức, theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật HN&GĐ quy định:

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.”

Tại khoản 2 Điều 39 Luật HN&GĐ quy định:

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Tuy nhiên nếu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng không được công chứng thì vẫn có hiệu lực với các lý do sau:

Thứ nhất, trong số các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu được quy định tại Điều 42 Luật HN&GĐ không liệt kê trường hợp này.Thực chất đây là quy định về mặt nội dung của văn bản thỏa thuận.

Thứ hai, văn bản thỏa thuận này là một giao dịch dân sự thì theo quy định tại khoản 2 Điều 117 BLDS năm 2015: “2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định” và khoản 2 Điều 119 BLDS năm 2015 quy định: “2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.” Điều này có nghĩa là văn bản chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng phải được công chứng nếu tài sản được chia phải tuân theo hình thức nhất định.

Tuy nhiên khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015 quy định: “2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Do đó, nếu văn bản thỏa thuận này rơi vào trường hợp như trên để có hiệu lực thì phải đảm bảo:

  • Giao dịch đã thể hiện bằng văn bản;
  • Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch;
  • Tòa án quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Khó khăn khi giải quyết tình huống này là chứng minh một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch vì chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể.

Vậy trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng không vi phạm Điều 42 Luật HN&GĐ nhưng cũng không công chứng thì có thể vẫn không bị vô hiệu.

 

Văn bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
Văn phòng luật sư Trường Thành là văn phòng luật sư uy tín ở Bình Dương với đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, giải quyết tranh chấp đất đai, lao động, kinh doanh, thương mại,…v.v… Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng luật sư Trường Thành để được luật sư tư vấn cụ thể.

0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Người đã mất có được quên nghĩa vụ khi còn sống của mình hay không?

Dạo gần đây khi lướt những trang web tin tức, báo đài, chúng ta thường bắt gặp những câu chuyện ngoại tình tay ba và câu hỏi đặt ra với giả thuyết rằng nếu người chồng trước khi chết để lại di chúc cho người tình được hưởng toàn bộ khối tài sản của mình. Vậy thì, người vợ và những đứa con nhỏ không được hưởng gì ư? Việc phân chia tài sản vợ chồng trong trường hợp này ra sao? Văn phòng luật sư Bình Dương xin chia sẽ câu trả lời về luật thừa kế này

Tài sản riêng và tài sản chung giữa vợ và chồng

Theo luật Hôn nhân gia đình 2014 và nội dung được hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
– Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó”.

 phân chia tài sản vợ chồng

Như vậy, tài sản trước khi kết hôn là tài sản của riêng mỗi người. Ngược lại, tài sản sau khi kết hôn là tài sản chung của cả hai vợ chồng. Vì thế, chúng ta cần phải xác định, phân chia rõ tài sản riêng và chung của hai vợ chồng để dễ dàng phân chia di sản theo di chúc người chồng.

Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014, khi một bên vợ hoặc chồng chết, tài sản chung sẽ được chia đôi. Vì vậy, sau khi người chồng chết, toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được chia đôi, một nửa thuộc người vợ, nửa còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế của người chồng.

Nghĩa vụ của người chồng đã mất

Khi luật sư tư vấn luật thừa kế thường xuyên nhân được câu hỏi: “Nghĩa vụ có mất khi chồng/ vợ mất?” Câu trả lời là không. Người chồng đã mất không được quên nghĩa vụ của mình. Khoản 1 Điều 680 quy định: “Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản”. Vì thế, cho dù tài sản chung giữa 2 vợ chồng đã chia khi hôn nhân còn tồn tại, mà người chồng chết  thì người vợ vẫn được hưởng thừa kế di sản của người chồng.

 phân chia tài sản vợ chồng

Theo Điều 669 BLDS quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

Điều luật này ra đời để đảm bảo nghĩa vụ của người đã mất. Người chồng tuy đã mất vẫn phải có nhiệm vụ chăm sóc vợ con cũng như cha mẹ của mình (nếu còn sống) theo pháp luật, cũng như theo đạo nghĩa. Vì vậy những người con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động, người vợ hoặc cha mẹ (nếu còn sống) vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chồng mặc dù trong di chúc không đề cập đến. Và mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Vì vậy người tình hay vợ bé, vợ không chính thức của người chồng sẽ không được nhận toàn bộ di sản thừa kế của người chồng, mà di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Người chồng tuy đã mất nhưng không được quyền quên đi nghĩa vụ của mình khi còn sống.

Văn phòng luật tư vấn về luật thừa kế
Còn có nhiều tình huống khác xảy ra ngoài đời sống có liên quan đến pháp lý về luật thừa kế,  những điều khoản, đề mục có thể khiến những ai không nghiên cứu chuyên sâu bối rối . Để hiểu rõ nhất những yếu tố pháp lý trong vụ sự của mình, hãy liên lạc với văn phòng luật sư uy tín gần nhất. Trong trường hợp bạn đang ở Bình Dương hoặc các vùng lân cân thì văn phòng luật Trường Thành Bình Dương sẵn sàng giải đáp những khúc mắc của bạn. Là văn phòng luật sư uy tín tại Bình Dương, chúng tôi đã cùng khách hàng đi đến cùng những vụ sự  về luật thừa kế nói riêng và pháp lý dân sự nói chung, giúp khách hàng có được kết quả như mong muốn. Hãy liên lạc với chung tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Quy định về thừa kế theo pháp luật

Chắc hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ việc vụ bà P. kinh doanh bún ở quận Tân Phú sở hữu khối tài sản gần 1000 tỷ đồng đột ngột ra đi mà không để lại di chúc, dẫn đến việc tranh chấp di sản giữa người con nuôi và 6 anh chị em của bà. Với khối tài sản lớn như vậy, việc tranh chấp giữa những người thừa kế khi không có di chúc là điều vẫn luôn xảy ra. Vụ việc này đã được đưa ra tòa xử kín và khiến cho dư luận tò mò về việc phân chia di sản thế nào với khối tài sản gần 1000 tỷ đồng. Qua vụ việc này, chúng ta thấy rằng nếu như bà P. sớm lập di chúc thì mọi việc đã không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức và không cần phải có nhiều sự tham gia của các chủ thể khác. Đặc biệt là tình cảm giữa những người thừa kế, tức những người thân yêu của bà P. chắc chắn sẽ không còn được như xưa nữa, và đây là điều chắc chắn bà P. không bao giờ muốn.

Văn phòng luật uy tín ở Bình Dương xin chia sẻ về quy định về thừa kế theo pháp luật, tức là về việc phân chia di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc như trường hợp nêu trên.

Thế nào là thừa kế theo pháp luật? Những trường hợp nào thừa kế theo pháp luật?

phân chia tài sản thừa kế

BLDS quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 674). Điều này có nghĩa là việc phân chia di sản của người mất sẽ được pháp luật phân chia theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 1 Điều 675 BLDS quy định: “Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản”.

Văn phòng luật tư vấn luật thừa kế thường trích điểm d Khoản 1 Điều 675 nêu trên khi nhắc đến trường hợp người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì di sản cũng sẽ được pháp luật phân chia theo quy định của thừa kế theo pháp luật. Vậy những trường hợp nào thì người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự, những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:

“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”.

Tuy nhiên, cũng theo Khoản 2 của Điều 643 quy định thì những người nêu ở Khoản 1 trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Pháp luật quy định về thừa kế theo pháp luật như thế nào?

phân chia tài sản thừa kế

“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 674).

BLDS quy định về hàng thừa kế như sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

  1. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  2. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”. (Khoản 1 Điều 676)

BLDS cũng quy định rằng những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản như nhau (Khoản 2 Điều 676) và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (Khoản 3 Điều 676).

Và như quy định nêu trên thì người con nuôi của bà P thuộc vào hàng thừa kế thứ nhất và được quyền thừa kế của bà với khối tài sản gần 1000 tỷ đồng. Tuy nhiên, người thân của bà P. không chịu vì họ cho rằng họ cũng có công tạo ra tài sản. Và tranh chấp diễn ra.

Văn phòng luật tư vấn về luật thừa kế
Trong bất kỳ vấn đề hay lĩnh vực pháp lý nào nói chung và thừa kế nói riêng, nếu bạn muốn có một luật sư hoặc Văn phòng Luật sư đứng ra bảo vệ hay tư vấn trên từng vấn đề, lĩnh vực thì bạn nên chọn luật sư đang hoạt động tại địa phương nơi xảy ra sự việc cần tư vấn, bảo vệ để giảm tối thiểu do chi phí đi lại. Ví dụ: nếu vụ việc xảy ra ở Bình Dương thì nên chọn Luật sư giỏi ở Bình Dương hoặc văn phòng luật sư uy tín tại Bình Dương được nhiều người tín nhiêm hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng về thừa kế tại Bình Dương, trong trường hợp Văn phòng Luật sư bạn chọn là văn phòng luật sư Trường Thành thi hãy liên lạc với chung tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com