Vốn góp trong công ty cổ phần và những điều luật cần biết

Công ty cổ phần là loại hình thành lập công ty được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp lựa chọn khi thành lập công ty vì Công ty cổ phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có quy mô lớn.

Các cổ đông cùng góp vốn để thành lập Công ty cổ phần, trong quá trình đó có thể phát sinh một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày

            Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014): các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Do đó, nếu có cổ đông không thực hiện đúng quy định tại Khoản 1 Điều 112 LDN 2014 thì căn cứ Khoản 3 Điều 112 LDN 2014 sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý:

– Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

– Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương đương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

– Bên cạnh đó, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này; Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.

So với LDN 2014 những quy định của LDN 2005 không quy định cổ đông không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần chưa thanh toán cho người khác nếu cổ đông đó chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một số cổ phần đã đăng ký mua.

Thứ hai, trong trường hợp này có cần thay đổi vốn điều lệ hay không?

Căn cứ điểm c Khoản 5 Điều 111 LDN 2014 quy định về vốn công ty cổ phần thì công ty có thể thay đổi vốn điều lệ nếu vốn công ty không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112.

Tuy nhiên, trong trường hợp này ngoài thay đổi vốn điều lệ thì LDN 2005 cho phép các cổ đông khác có thể cùng nhau bổ sung phần vốn góp còn thiếu và tỷ lệ góp vốn giữa các cổ đông sẽ có sự thay đổi.

Thứ ba, bằng chứng sở hữu cổ phần

Những nội dung chủ yếu trong Sổ đăng ký cổ đông được quy định trong LDN 2005 và LDN 2014 giống nhau, cụ thể căn cứ Điều 121 LDN 2014 quy định về sổ đăng ký cổ đông:

“ Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;”

Do đó, sổ đăng ký cổ đông là bằng chứng rõ ràng thể hiện quyền sở hữu trong công ty cổ phần.

 

Vốn góp ở công ty cổ phần
Văn phòng luật sư Trường Thành là văn phòng luật sư uy tín ở Bình Dương với đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, giải quyết tranh chấp đất đai, lao động, kinh doanh, thương mại,…v.v… Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng luật sư Trường Thành để được luật sư tư vấn cụ thể.

0274.3844.324 – 0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *