Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Giả sử như anh A sau khi thua bài bạc, anh đã bán chiếc xe ô tô của người bạn là anh B (anh B đi công tác nước ngoài và nhờ anh A giữ hộ chiếc xe) với giá 150.000.000 đồng để lấy tiền trả nợ. Sau đó, anh B sau khi đi nước ngoài công tác về, biết tin anh A đã bán chiếc xe của mình để trả nợ thì anh B đã bắt anh A phải bồi thường lại chiếc xe cho mình. Tuy nhiên, anh A lại cho rằng chiếc xe anh B để nhờ ở nhà anh đã bị mất trộm, và anh hoàn toàn không có trách nhiệm bồi thường.

Vậy chúng ta đặt ra câu hỏi anh A đã phạm phải Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ Luật Hình sự quy định? Hai tội này giống và khác nhau chỗ nào? Anh A hoặc anh B có thể mời luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn nào trong tiến trình tố tụng? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Phân biệt giữa Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Điều 174 và Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có nhiều điểm giống nhau nhưng đây là hai tội độc lập, hoàn toàn khác nhau.

Tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều được coi là hoàn thành từ khi chiếm đoạt được tài sản. Người phạm tội đều cố ý trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu đối với tài sản của chủ tài sản với mục đích vụlợi, tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội.

lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều có thể là bất kỳ người nào, đủ độ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.Để truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội này, Điều 174 và Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 đều quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị thấp hơn mức quy định thì đòi hỏi người thực hiện hành vi phải thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định.

Quy định tại khoản 5 của hai tội trên hoàn toàn giống nhau: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Tuy nhiên, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của hai tội này hoàn toàn khác nhau.Để chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội lừa đảo phải dùng thủ đoạn gian dối trước. Chính thủ đoạn gian dối là nguyên nhân làm người có tài sản tin tưởng mà trao tài sản. Thủ đoạn gian dối là nguyên nhân nhận được tài sản của người khác để chiếm đoạt tài sản ấy.Còn người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn khác với người lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mặc dù sự chiếm đoạt tài sản đều có tính chất gian dối, nhưng sự gian dối chiếm đoạt tài sản xảy ra sau khi nhận được tài sản nên lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là bội tín (phản bội lòng tin) của chủ tài sản.

Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng cách nhận được tài sản từ chủ tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng như vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của chủ tài sản bằng các hình thức hợp đồng để chủ tài sản giao tài sản cho người phạm tội. Sau khi nhận được tài sản người phạm tội mới thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản ấy hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Mức tài sản chiếm đoạt tối thiểu có thể bị truy cứu trách nhiệm đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là từ 2 triệu đồng trở lên và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ 4 triệu đồng trở lên (nếu không thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích). Hãy liên hệ với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.

Hình phạt quy định với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nặng hơn so với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hình phạt cao nhất với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tù chung thân. Còn hình phạt cao nhất với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là 20 năm tù.

lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Như vậy để trả lời câu hỏi anh A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, ta cần xét đến hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản là chiếc ô tô đến trước hoặc sau khi anh A nhận được chiếc ô tô mà anh B nhờ giữ giùm. Nếu anh A cố ý lừa gạt, có mong muốn chiếm đoạt chiếc ô tô của anh B ngay từ đầu, tức xúi gạt anh B từ ban đầu để nhận được chiếc ô tô thì anh A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này, anh A đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngay từ khi nhận được chiếc ô tô của anh B

Còn nếu anh A chỉ có ý định lừa gạt, nảy sinh lòng tham cũng như thua bài bạc dẫn đến hành vi chiếm đoạt chiếc ô tô của anh B sau khi nhận được chiếc ô tô của anh B, thì anh A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, anh A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ khi bán hoặc sử dụng một cách bất hợp pháp chiếc ô tô của anh B.

Giai đoan luật sư có thể tham gia bào chữa trong tố tụng hình sự

Anh B sau khi bị mất chiếc ô tô đã khởi kiện anh A lạm dụng lòng tin của anh và chiếm đoạt chiếc ô tô. Ngay sau đó, anh A cho rằng việc mất xe không liên quan đến mình và đã kiện anh B tội vu khống, làm mất hình ảnh cũng như thể diện của anh, làm cho công việc làm ăn của anh trở nên khó khăn cũng như chuyện tình cảm gia đình. Vậy anh A và anh B có thể mời luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn nào trong tố tụng hình sự?

Điều 56 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 định nghĩa về người bào chữa thì người bào chữa có thể là luật sư. Tuy nhiên, luật sư đó không được nằm trong các trường hợp không được bào chữa theo quy định pháp luật. Hãy liên hệ với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 thì luật sư được quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người thì luật sư tham gia tố tụng từ khi từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Như vậy, anh A và anh B có thể mời luật sư tham gia bào chữa cho mình từ khi bị khởi tố. Hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn trong trường hợp của bạn.

Văn phòng luật tư vấn về luật hình sự
Để đảm bảo quyền lợi của mình, cũng như hiểu rõ hơn vềtội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bạn nên chọn các luật sư đang hoạt động tại địa phương để được tư vấn cụ thể. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn Văn phòng Luật sư uy tín tại Bình Dương hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh chấp, giải quyết thủ tục về luật lao động. Văn phòng luật sư Trường Thành Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.
Nếu bạn có thắc mắc gì vềtội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay những tranh chấp khác cho quyền lợi của mình, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *