Pháp luật về Thừa kế – Thừa kế có yếu tố nước ngoài

Với nền kinh tế hội nhập như hiện nay, người Việt chúng ta sở hữu tài sản ở nước ngoài ngày càng nhiều. Vì vậy mà phát sinh ra các quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Đây là một trong những chế định quan trọng của tư pháp quốc tế và cũng là một quan hệ phức tạp, gắn kết với nhiều hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, việc xác định luật áp dụng là một trong những vấn đề quan trọng trong tư pháp quốc tế Việt Nam và các nước. Văn phòng luật sư  Bình Dương – Văn phòng Luật sư Trường Thành xin chia sẻ những quy định về pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được đăng tải tập trung tại Bộ luật Dân sự 2005.

Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài

Ba trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài là:

  1. Người để lại di sản là người nước ngoài hoặc là người VN định cư ở nước ngoài;
  2. Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người VN định cư ở nước ngoài;
  3. Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

Theo Điều 767 quy định về Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài như sau:

  1.  Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
  2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
  3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.
  4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật

Như vậy, ta chia làm 2 trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp đối với di sản thừa kế theo pháp luật. Với 2 trường hợp này, người được hưởng thừa kế (hàng thừa kế), điều kiện, trình tự hưởng thừa kế đều do pháp luật quy định chứ không phải do ý chí của người để lại di sản thừa kế.

thừa kế có yếu tố nước ngoài 3

Và theo Điều 767 trên, ta chia làm 2 loại di sản thừa kế là động sản và bất động sản. Chúng tôi sẽ dựa vào để tư vấn pháp luật thừa kế

Đối với di sản thừa kế là động sản thì sẽ áp dụng luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết. Pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng đối với các quan hệ thừa kế mà công dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế là động sản bất kể quan hệ này xảy ra ở đâu và di sản đang hiện diện ở nước nào. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản là động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam.

Còn đối với di sản là bất động sản thì sao? Riêng đối với di sản thừa kế là bất động sản thì sẽ áp dụng nguyên tắc Luật nơi có vật. Điều này có nghĩa là công dân Việt Nam để lại di sản thừa kế là bất động sản thì pháp luật Việt Nam không có cơ hội áp dụng nếu bất động sản không hiện diện ở Việt Nam và ngược lại, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là bất động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646). Khi phân chia di sản thừa kế theo di chúc, ta cần xét xem di chúc này có hợp pháp hay không. Tương tự với thừa kế có yếu tố nước ngoài theo di chúc cũng vậy. Ta cần xét xem năng lực hành vi lập và hủy bỏ di chúc của người để lại di sản cũng như hình thức của di chúc.

Tại Việt Nam, việc chọn luật áp dụng để xác định năng lực hành vi lập, hủy bỏ di chúc và hình thức di chúc được quy định tại Điều 768 BLDS 2005:

“1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân;

  1. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”.

Như vậy, Pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể khi công dân Việt Nam lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, định đoạt di sản thừa kế, bất kể di sản thừa kế là động sản hay bất động sản. Pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng đối với việc xác định năng lực chủ thể khi công dân nước ngoài lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc định đoạt di sản thừa kế, kể cả khi hành vi này được thực hiện tại Việt Nam.

Còn về về hình thức di chúc, Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật của nước nơi lập di chúc. Nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài phải tuân theo những quy định của pháp luật nước ngoài về hình thức di chúc. Còn nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc.

Ngoài ra, đối với việc thừa kế theo di chúc của công dân Việt Nam ở nước ngoài, Điều 660 cũng quy định những di chúc bằng văn bản dưới đây cũng có giá trị như di chúc được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc UBND xã, phường, thị trấn chứng thực: “Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiên đó; Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó” 

 

Văn phòng luật tư vấn về luật thừa kế
Văn phòng luật sư Bình Dương – Văn phòng Luật sư Trường Thành chuyên tư vấn các vụ sự về luật thừa kế cũng như những vấn đề pháp lý dân sự kinh tế khác. Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, tận tâm và chuyên nghiệp, chúng tôi đã đang và sẽ tiếp tục giúp khách hàng giải quyết những khó khăn, bảo vệ pháp lý trọn vẹn qua đó đem về quyền lợi cao nhất.
Liên hệ với chúng tôi qua

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *