Tư vấn xác định mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chúng ta biết rằng bất cứ một sự vi phạm pháp luật nào cũng đem đến cho xã hội một sự thiệt hại nhất định vì ít nhất nó cũng làm cho trật tự pháp luật trong xã hội không ổn định, đe dọa những điều kiện tồn tại bình thường của các quan hệ trong xã hội. Tuy nhiên những thiệt hại như vậy không phải lúc nào cũng đưa đến việc phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản có thể trị giá được bằng tiền và sự thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng do hành vi xâm phạm gây ra. Luật sư Bình Dương xin chia sẻ thêm về vấn đề pháp lý này

Như đã trình bày ở trên, thiệt hại là một yếu tố cấu thành của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Không có thiệt hại thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Thiệt hại là một điều kiện bắt buộc phải có làm cho trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm hình sự.

Trong trách nhiệm hình sự đối với một số tội có cấu thành hình thức thì không đòi hỏi phải có hậu quả vật chất. Ngay cả một số tội có cấu thành vật chất thì trong một số trường hợp cá biệt hậu quả chưa xảy ra nhưng do tính chất của hành vi nguy hiểm có khả năng gây ra hậu quả lớn cũng đã cấu thành tội phạm hoặc ngược lại đối với một số tội như thiếu tinh trần trách nhiệm hoặc vi phạm luật lệ giao thông thì phải có hậu quả nghiêm trọng mới cấu thành tội phạm. Nhưng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại này, dù thiệt hại không nghiệm trọng vẫn phải bồi thường. Mức bồi thường được xác định căn cứ trên mức thiệt hại.

Mức bồi thường dựa trên tài sản bị thiệt hại

Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát và giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại về tài sản có thể được tính toán thành một số tiền nhất định, bao gồm các khoản sau: những chi phí bỏ ra bao gồm chi phí về ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc khắc phục thiệt hại như tiền thuốc, tiền điều trị, tiền mai táng phí, tiền sửa chữa tài sản; những hư hỏng mất mát về tài sản; những thu nhập không thu được. Những thu nhập không thu được này chính là những thu nhập mà lẽ ra người bị thiệt hại nếu không xảy ra thiệt hại sẽ thu được. Thu nhập không thu được gồm có thu nhập bị mất và thu nhập bị giảm sút.

Mức bồi thường thiệt hại dựa trên sự thiệt hại thực tế

Thế nào là sự thiệt hại thực tế? Sự thiệt hại thực tế là thiệt hại có thể tính toán được. Vì vậy, thiệt hại thực tế không bắt buộc phải xảy ra. Một sự thiệt hại gián tiếp cũng được cho là thiệt hại thực tế nếu như nhất định sẽ xảy ra và ước lượng được. Ngược lại, sự thiệt hại không thực tế tức là không chắc chắn xảy ra hoặc chỉ có tính giả định, thiệt hại này không được bồi thường.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp về tinh thần.

Thiệt hại vật chất đã được định rõ tại Khoản 2 Điều 307 Bộ luật Dân sự.

Ngoài ra, khi luật sư giỏi tư vấn luật hợp đồng vẫn phải nhắc đến khoản 3 điều này cũng quy định về thiệt hại tinh thần nhưng chưa rõ rệt. Quy định này như sau: “Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó ngoài chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại điểm 1.1 Khoản 1 nêu rõ: “thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm,… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu”“thiệt hại do tổn thất về tinh thần pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin,… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu”.

Mặc dù BLDS đã ghi nhận bồi thường thiệt hại về tinh thần nhưng đến nay việc bồi thường thiệt hại về tinh thần còn những quan điểm khác nhau và chưa thống nhất. Pháp luật dân sự của các nước cũng có những quy định khác nhau về vấn đề này. Một số quan điểm chấp nhận việc bồi thường và một số quan điểm không chấp nhận bồi thường. Một số người cho rằng, thiệt hại về tinh thần chỉ là khái niệm xã hội, không thể tiền để chuộc lại hay mua được. Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mới có thể xác định được mức bồi thường thiệt hại. Cơ sở rõ ràng nhất để xác định chính là thiệt hại về vật chất.

Văn phòng luật tư vấn về luật hợp đồng
Nếu muốn có luật sư bảo vệ hay tư vấn trên từng vấn đề lĩnh vực thì nên chọn luật sư đang hoạt động tại địa phương nơi xảy ra sự việc cần tư vấn , bảo vệ, việc này sẽ giúp giảm thiểu chi phí cũng như việc đảm bảo quyền lợi pháp lý cho bạn được thuận tiện hơn. Là văn phòng luật sư uy tín tại Bình Dương, Trường Thành đã dang và sẽ cùng khách hàng vượt qua những khó khăn, khúc mắc pháp lý, đem đến lợi ích cao nhất trong từ vụ sự.
Liên hệ với chúng tôi qua

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *