Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp trong nước được thành lập, góp phần phát triển vào nền kinh tế nước nhà. Đáp ứng được điều đó mà thủ tục thành lập doanh nghiệp trong nước hiện nay đã được đơn giản hóa rất nhiều so với trước đây. Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng.
Năm loại hình doanh nghiệp hiện nay gồm có: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên; Công ty cổ phần và Công ty hợp danh. Bài viết này sẽ khái quát về các loại hình doanh nghiệp để giúp bạn chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình.
Thế nào là Doanh nghiệp tư nhân theo luật định?
Một số người hay nhầm lẫn cho rằng doanh nghiệp không thuộc nhà nước là Doanh nghiệp tư nhân. Sự nhầm lẫn này có căn cứ hay không? Và thế nào là doanh nghiệp tư nhân theo luật định, bài viết sẽ sơ lược giúp bạn trả lời các câu hỏi trên.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, do đó ít chịu sự ràng buộc của pháp luật về cách quản lý và hoạt động doanh nghiệp của mình, đồng thời tạo sự tin tưởng cho khách hàng cũng như đối tác do chịu trách triệm vô hạn với tài sản của mình. Tuy nhiên, do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của bạn sẽ cao. Vì bạn sẽ chịu trách nhiệm những khoản nợ không chỉ bằng tài sản của doanh nghiệp mà còn chính tài sản của bản thân bạn.
Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân hay không?
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này nghĩa là sao? Với loại hình doanh nghiệp này, chủ sỡ hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, tức tài sản công ty riêng biệt với tài sản của bản thân chủ sở hữu.
Tuy nhiên, bạn không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Bạn chỉ có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác, trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức khác có liên quna phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Chủ sở hữu cũng không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tùy thuộc vào chủ sở hữu của công ty là tổ chức hay cá nhân. Nếu là công ty do tổ chức làm chủ sỡ hữu thì được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và kiểm soát viên.
Nếu công ty do cá nhân làm chủ sở hữu thì cơ cấu quản lý gồm có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tối đa bao nhiêu thành viên?
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng hoặc không bằng nhau, thanh viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, tức tài sản của công ty và tài sản riêng của thành viên được tách biệt trước pháp luật.
Công ty TNHH 2 thành viên cũng không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cóa Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Bam kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị của công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiệ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do điều lệ công ty quy định.
Công ty cổ phần có hạn chế số lượng cổ đông?
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp khác được pháp luật quy định.
Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), khi có trên 11 cổ đông và các cổ đông là các tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của công ty trở lên thì phải có Ban kiểm soát.
Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đán các loại. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn trong đó bao gồm cả vốn điều lệ công ty. Cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Việc quy định cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tạo điều kiện cho nhiều người được mua cổ phần, tùy thuộc vào khả năng của mình mà quyết định mua số lượng cổ phần là bao nhiêu, ngay cả cán bộ, công viên chức cũng có thể mua cổ phần của công ty cổ phần. Do đó, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn cao. Vì vậy, với cơ cấu huy động vốn linh động mà khả năng đầu tư của công ty cổ phần sẽ nhiều lĩnh vực và ngành nghề hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyển sở hữu một hoặc một số cố phần của công ty đó.
Tuy nhiên, việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp bởi do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, dễ dàng phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích. Và việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật.
Công ty hợp danh hoạt động như thế nào?
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, tôn trọng quy tắc đối nhân; trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, tức là chịu trách nhiệm bằng cả tài sản của công ty và tài sản của bản thân.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận được đăng ký doanh nghiệp.
Số lượng thành viên ít và là những người tin tưởng nhau tuyệt đối nên việc điều hành công ty hợp danh không quá phức tạp. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Nếu bạn có thắc mắc gì về việc thành lập doanh nghiệp hay những tranh chấp khác cho quyền lợi của mình, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin