Trong bất kỳ xã hội nào, dù là phương Đông hay phương Tây thì vai trò của người phụ nữ đối với gia đình luôn đặc biệt quan trọng và làm mẹ luôn được coi là một thiên thức của người phụ nữ. Do đó, pháp luật ở các nước luôn có sự ưu ái hơn cho phụ nữ để họ phát huy vai trò này của mình. Trong xu thế đó, Bộ luật lao động 2012 của nước ta cũng đã dành riêng Chương X để quy định riêng đối với lao động nữ, trong đó chế độ thai sản của lao động nữ được chú trọng quan tâm.
Bài viết này viết về chế độ thai sản của lao động nữ.Và trả lời câu hỏi liệu người sử dụng lao động có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai hay không?
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai?
Điều 39 Bộ luật Lao động 2012 quy định về các trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong đó có trường hợp lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của bộ luật này, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự , mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. Như vậy, ngoại trừ người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai vì lý do mang thai, nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai vì những lý do khác theo quy định của pháp luật.
Dẫn chứng cụ thể là theo quy định tại khoản 10 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động có quyền cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sát nhập, hợp nhất chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. Do đó, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm đủ mọi cách khắc phục nhưng kinh tế vẫn suy giảm buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với những lao động nữ đang mang thai và cho con bú.
Ngoài ra, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai theo các trường hợp khác được Bộ luật lao động 2012 quy định. Trình tự, thủ tục đối với từng trường hợp phải tuân thủ theo các quy định liên quan tại bộ luật này.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với người lao động như: thông báo trước về thời gian chấm dứt hợp đồng, trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc cho người lao động.
Đối với quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của lao động nữ mang mang thì tại Điều 37 và Điều 156 Bộ Luật lao động 2012 quy định lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi mang thai và phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
Chế độ thai sản của người lao động
Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con;
- Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Người lao động khi sinh con đã đóng 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động đủ hai điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được xác định như sau:
– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 1: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 2: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Mức hưởng chế độ thai sản 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn. Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện kế hoạch hóa dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH.
Lưu ý, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Luật lao động quy định thời gian nghỉ hưởng thai sản (kể cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) thì trong thời gian mang thai, người lao động được quyền nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
Người lao động được quyền nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng, tối đa không quá 2 tháng.
Khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, người lao động có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
Ngược lại, trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định thời gian lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con, thời gian hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp tránh thai, trường hợp hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi, trường hợp sau khi sinh người con mất, người mẹ mất,… Bạn đừng ngần ngại liên hệ với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.
Nếu bạn có thắc mắc gì về việc vấn đề thai sản khi lao động hay bất cứ thắc mắc gì về luật lao động, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin