Author: Văn phòng Luật sư Trường Thành

Trả lời câu hỏi: “Có được hưởng lương hưu nếu đi tù?”

Lương hưu là khoảng tài chính mà người lao động khi về hưu phụ thuộc rất nhiều vào nó. Vậy khi đi tù người lao động có còn được nhận khoảng tiền này nữa hay không.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Người đang chấp hành hình phạt tù có được hưởng lương hưu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;

c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;

đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.

Theo khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất cảnh trái phép;

b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;

c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 người đang chấp hành hình phạt tù (án treo, tù giam) vẫn được hưởng lương hưu và không thuộc đối tượng tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội.

Những điều cần biết về bản hiểm thất nghiệp 2019

Bảo hiểm thất nghiệp là biện pháp hỗ trợ người lao động bằng việc nhận trợ cấp tài chính trong khoảng thời gian không có việc làm. Đây được xem như nguồn động viên cho người lao động về vật chất lẫn tinh thần trong khoảng thời gian đi tìm việc làm. Sau đây là các quy định của pháp luật mà các bạn có thể tham khảo.

Theo quy định tại Điều 43 Luật việc làm 2013:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

  1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
  2. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
  3. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
  4. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

*Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thỏa mãn 4 điều kiện:

Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
  2.  Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
  3.  Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
  4. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
  5. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
  6. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
  7.  Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  8.  Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  9. Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  10.  Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
  11.  Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
  12.  Chết.

*Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 50 Luật việc làm quy định mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

  1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng = Mức hưởng bình quân 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%

 

*Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

  1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
  2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
  3. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  4. Quyết định thôi việc;
  5. Quyết định sa thải;
  6. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

  1. Sổ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

*Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

*Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội mà tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp.

*Chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

  1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
  2. Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
  3. Có việc làm

Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

– Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;

– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

  1. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

Ngày mà người lao động được xác định thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an là ngày người lao động nhập ngũ.

2.Hưởng lương hưu hằng tháng

Ngày mà người lao động được xác định nghỉ hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong quyết định hưởng lương hưu hằng tháng của cơ quan có thẩm quyền.

Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:

– Việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ của người lao động đã được đào tạo;

– Việc làm mà người lao động đó đã từng làm.

  1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;
  2.  Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

3. Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

Ngày mà người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày nhập học được ghi trong giấy báo nhập học đối với học tập trong nước. Trường hợp học tập ở nước ngoài thì ngày người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

4.  Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

Ngày mà người lao động được xác định bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên là ngày người lao động bị xử phạt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

5. Chết

Ngày xác định người lao động chết là ngày ghi trong giấy chứng tử.

6. Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ngày mà người lao động được xác định chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là ngày bắt đầu thực hiện biện pháp xử lý hành chính được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

7. Bị tòa án tuyên bố mất tích

Ngày mà người lao động mất tích được xác định trong quyết định của tòa án.

8. Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù

Ngày mà người lao động được xác định bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù là ngày bắt đầu thực hiện quyết định tạm giam, chấp hành hình phạt tù của cơ quan có thẩm quyền.

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c, d, g và h Khoản 1 Điều này, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp), trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.

b) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và n Khoản 1 Điều này thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.

Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Thông tin liên hệ với Văn Phòng luật sư Trường Thành
Văn phòng luật sư Trường Thành là văn phòng luật sư uy tín ở Bình Dương với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, giải quyết tranh chấp đất đai, lao động, kinh doanh, thương mại,…v.v… Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng luật sư Trường Thành để được luật sư tư vấn cụ thể.

0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Văn bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng được pháp luật quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014 (Luật HN&GĐ). Việc này hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí và sự thỏa thuận của vợ chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Về hình thức, theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật HN&GĐ quy định:

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.”

Tại khoản 2 Điều 39 Luật HN&GĐ quy định:

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Tuy nhiên nếu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng không được công chứng thì vẫn có hiệu lực với các lý do sau:

Thứ nhất, trong số các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu được quy định tại Điều 42 Luật HN&GĐ không liệt kê trường hợp này.Thực chất đây là quy định về mặt nội dung của văn bản thỏa thuận.

Thứ hai, văn bản thỏa thuận này là một giao dịch dân sự thì theo quy định tại khoản 2 Điều 117 BLDS năm 2015: “2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định” và khoản 2 Điều 119 BLDS năm 2015 quy định: “2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.” Điều này có nghĩa là văn bản chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng phải được công chứng nếu tài sản được chia phải tuân theo hình thức nhất định.

Tuy nhiên khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015 quy định: “2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Do đó, nếu văn bản thỏa thuận này rơi vào trường hợp như trên để có hiệu lực thì phải đảm bảo:

  • Giao dịch đã thể hiện bằng văn bản;
  • Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch;
  • Tòa án quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Khó khăn khi giải quyết tình huống này là chứng minh một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch vì chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể.

Vậy trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng không vi phạm Điều 42 Luật HN&GĐ nhưng cũng không công chứng thì có thể vẫn không bị vô hiệu.

 

Văn bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
Văn phòng luật sư Trường Thành là văn phòng luật sư uy tín ở Bình Dương với đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, giải quyết tranh chấp đất đai, lao động, kinh doanh, thương mại,…v.v… Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng luật sư Trường Thành để được luật sư tư vấn cụ thể.

0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Vốn góp trong công ty cổ phần và những điều luật cần biết

Công ty cổ phần là loại hình thành lập công ty được nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp lựa chọn khi thành lập công ty vì Công ty cổ phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có quy mô lớn.

Các cổ đông cùng góp vốn để thành lập Công ty cổ phần, trong quá trình đó có thể phát sinh một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày

            Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014): các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Do đó, nếu có cổ đông không thực hiện đúng quy định tại Khoản 1 Điều 112 LDN 2014 thì căn cứ Khoản 3 Điều 112 LDN 2014 sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý:

– Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

– Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương đương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

– Bên cạnh đó, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này; Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.

So với LDN 2014 những quy định của LDN 2005 không quy định cổ đông không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần chưa thanh toán cho người khác nếu cổ đông đó chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một số cổ phần đã đăng ký mua.

Thứ hai, trong trường hợp này có cần thay đổi vốn điều lệ hay không?

Căn cứ điểm c Khoản 5 Điều 111 LDN 2014 quy định về vốn công ty cổ phần thì công ty có thể thay đổi vốn điều lệ nếu vốn công ty không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112.

Tuy nhiên, trong trường hợp này ngoài thay đổi vốn điều lệ thì LDN 2005 cho phép các cổ đông khác có thể cùng nhau bổ sung phần vốn góp còn thiếu và tỷ lệ góp vốn giữa các cổ đông sẽ có sự thay đổi.

Thứ ba, bằng chứng sở hữu cổ phần

Những nội dung chủ yếu trong Sổ đăng ký cổ đông được quy định trong LDN 2005 và LDN 2014 giống nhau, cụ thể căn cứ Điều 121 LDN 2014 quy định về sổ đăng ký cổ đông:

“ Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;”

Do đó, sổ đăng ký cổ đông là bằng chứng rõ ràng thể hiện quyền sở hữu trong công ty cổ phần.

 

Vốn góp ở công ty cổ phần
Văn phòng luật sư Trường Thành là văn phòng luật sư uy tín ở Bình Dương với đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, giải quyết tranh chấp đất đai, lao động, kinh doanh, thương mại,…v.v… Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng luật sư Trường Thành để được luật sư tư vấn cụ thể.

0274.3844.324 – 0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Bàn về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

 

Hợp đồng dân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày cũng như hoạt động kinh doanh vì trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các giao dịch đều thông qua hợp đồng dân sự là chủ yếu. Thế nhưng, không phải hợp đồng dân sự nào cũng có thể được thực hiện bởi những trường hợp vi phạm khiến giao dịch bị vô hiệu. Văn phòng luật Trường Thành Bình Dương sẽ bàn về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội qua bài viết dưới đây.

Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay có bốn trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu.

Một là, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Hai là, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

Ba là, giao dich dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Bốn là, giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.

giao dịch dân sự vô hiệu
giao dịch dân sự vô hiệu

Trong các trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu nêu trên, nguyên nhân giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội là một trường hợp không dễ để hiểu ngay được. Chúng ta khi đọc quy định này sẽ tự hỏi như thế nào là vi phạm điều cấm của luật, những hành vi nào là trái đạo đức xã hội?

Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thị bị vô hiệu.

 Điều cấm của luật là nhưng quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Với sự giải thích như vậy về điều cấm của luậtđạo đức xã hội của Bộ luật dân sự 2015 buộc chúng ta phải biết pháp luật Việt Nam cấm những hành vi nào hay nói cách khác những hành vi nào ở Việt Nam là vi phạm pháp luật và phải có một nhận thức cơ bản của con người trong xã hội về chuẩn mực ứng xử chung.

Những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng đó là gì? Với đời sống xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay chuẩn mực ứng xử luôn thay đổi, phát triển theo thời gian vì vậy tại một thời điểm nào đó một ứng xử có thể được xem là phù hợp hoặc không phù hợp tại một thời điểm khác. Khi áp dụng nguyên nhân này để tuyên bố vô hiệu một giao dịch dân sự Thẩm phán sẽ phải xem xét trên nhận định cá nhân cũng như của dư luận xã hội để phán quyết chứ không hề có một cơ sở pháp lý nào quy định.

Để hình dung rõ hơn về giao dịch dân sự bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, dưới đây là một vài ví dụ để có thể minh họa.

Ví dụ 1: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật.

A và B là hai tội phạm về buôn bán vũ khí quân dung. Hai bên có ký hợp đồng ma bán với nhau nội dung A sẽ bán cho B một lô hàng là súng quân dụng K59 với số lượng và giá cả đã thỏa thuận. Hai bên tiến hành thực hiện hợp đồng nhưng xảy ra tranh chấp. Đương nhiên trong trường hợp này hợp đồng giữa A và B là hợp đồng không có giá trị pháp lý, không có giá trị, là  một hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của Luật. Vì pháp luật Việt Nam cấm các hành vi như trên. Cụ thể Bộ luật Hình sự Việt Nam coi mua bán vũ khí quân dụng là một loại tội phạm.

Ví dụ 2: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm đạo đức xã hội.

A và B là anh em ruột trong một gia đình, thấy bố mẹ già yếu và có nhiều bất động sản có giá trị nhưng sống keo kiệt với con nên A và B bàn bạc với nhau dở thủ đoạt bất hiếu để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể A và B thỏa thuận với nhau về phương thức chiếm đoạt tài sản, phần trăm chia chác khi có được tài sản và bỏ rơi bố mẹ. Để đảm bảo không nuốt lời A và B có làm hợp đồng thỏa thuận vấn đề này, cùng ký tên. Đương nhiên việc làm của A và B xét về đạo lý là bất hiếu, xã hội lên án và là trái với đạo đức của xã hội. Do đó hợp đồng thỏa này bị vô hiệu.

Trên đây là một vài phân tích để rõ hơn về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Thực tế cũng cho thấy trường giao dịch dân sự bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật có thể xảy ra nhiều, khả năng xuất hiện cao nhưng đối với nguyên nhân giao dịch dân sự bị vô hiệu do trái đạo đức xã hội cũng rất ít gặp, chỉ mang tính dự liệu của pháp luật trong đời sống xã hội./.

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều luật, đạo đức
Văn phòng luật sư Trường Thành là văn phòng luật sư uy tín ở Bình Dương với đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, giải quyết tranh chấp đất đai, lao động, kinh doanh, thương mại,…v.v… Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng luật sư Trường Thành để được luật sư tư vấn cụ thể.

0274.3844.324 – 0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Hạn mức thanh toán cho từng loại bảo hiểm y tế

Nhiều người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng không biết được mức hưởng BHYT của mình là bao nhiêu %. Nay, Văn phòng Luật sư Trường Thành xin chia sẽ bài viết về vấn đề này để mọi người cùng biết.

Đầu tiên các bạn nhìn vào Ô thứ 2 – ký tự thứ 3 từ trái sang chúng ta sẽ biết được mức hưởng BHYT là bao nhiêu % (Căn cứ Quyết định 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 về mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành). Cụ thể:

– Ký hiệu bằng số 1: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) thuộc phạm vi chi trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật; chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CC, TE.

– Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.

– Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.

– Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: DN, HX, CH, NN, TK, HC, XK, TB, NO, CT, XB, TN, CS, XN, MS, HD, TQ, TA, TY, HG, LS, PV, HS, SV, GB, GD.

– Ký hiệu bằng số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT; chi phí vận chuyển, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là QN, CA, CY.

Hướng dẫn Thanh toán hồ sơ khám chữa bệnh đối với trường hợp hết hạn thẻ sau thời điểm tra cứu

Thực tế có rất nhiều trường hợp tại thời điểm người có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh khi tra cứu thẻ thì còn giá trị sử dụng nhưng khi gửi hồ sơ đề nghị thanh toán thì lại nhận được thông báo thẻ hết giá trị sử dụng. Nguyên nhân do một số cán bộ tại bộ phận thu và sổ, thẻ chưa thực hiện đúng hướng dẫn về việc cập nhật tăng giảm người tham gia BHYT.


Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Công văn số 4055/BHXH-CNTT để hướng dẫn trường hợp trên. Cụ thể như sau:
– Trường hợp đã tra cứu thông tin thẻ hợp lệ tại thời điểm người tham gia BHYT đến khám chữa bệnh thì vẫn sẽ thực hiện việc tiếp nhận, giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định;
– Cơ quan BHXH cần kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy trình cấp, cập nhật tăng giảm thẻ BHYT;
– Yêu cầu cán bộ bộ phận thu và sổ, thẻ nghiêm túc thực hiện đúng, đủ quy trình cấp, đổi, cập nhật dữ liệu thẻ BHYT;
Đồng thời đề nghị cơ quan BHXH các tỉnh làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể sai phạm và có hình thức xử lý phù hợp.

 

Văn phòng luật tư vấn về luật Bảo Hiểm Xã Hội tại Bình Dương
Văn phòng Luật sư Trường Thành hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào cần giải đáp xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng Luật sư Trường Thành để được luật sư tư vấn trực tiếp.

0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

ĐIỀU KIỆN GIẢM VÀ CÁCH TÍNH CHI PHÍ ĐỀN BÙ ĐÀO TẠO CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC

Theo Nghị định mới đây của Chính phủ trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo;
  • Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp;
  • Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian đã cam kết (ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo);

Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

Cách tính chi phí đền bù cụ thể như sau:

  • Đối với trường hợp CB, CC, VC tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo thì phải trả 100% chi phí đền bù;
  • Đối với trường hợp CB, CC, VC đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết thì chi phí đền bù được tính như sau:

                                                        S =  F/T1  x  (T1 – T2)

Trong đó:

  • S là chi phí đền bù;
  • F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
  • T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
  • T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Chi phí đền bù sẽ được tính giảm 1% với mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo). Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đền bù.

 

Văn phòng luật tư vấn về luật Bảo Hiểm Xã Hội tại Bình Dương
Văn phòng Luật sư Trường Thành hy vọng bài viết trên đây cung cấp những thông tin hữu ích và cần thiết liên quan đến vấn đề đền bù chi phí đào tạo của CB, CC, VC. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ trực tiếp tới Văn phòng Luật sư Trường Thành để được luật sư tư vấn trực tiếp.

0913.824.147
Truongthanh.lawoffice@gmail.com