Tag: di chúc hợp pháp

Quy định về tính hợp pháp của di chúc

Các vấn đề về phân chia di sản của người đã chết luôn gây nhiều tranh cãi. Tranh chấp di sản để lại giữa các thành viên trong gia đình là điều rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, khi người đã chết để lại di chúc thừa kế thì việc xảy ra tranh chấp sẽ ít hơn so với khi không để lại di chúc thừa kế. Thế nên, việc lập di chúc là cần thiết với mọi trường hợp và mọi gia đình. Vậy khi nào thì có thể gọi là di chúc hợp pháp để đảm bảo tính pháp lý khi xảy ra tranh tụng? Văn phòng luật tại Bình Dương xin chia sẻ câu trả lời trong trường hợp này

Việc lập di chúc đã được pháp luật quy định cụ thể, nhằm tối thiểu các tranh chấp có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người lập di chúc lẫn người được hưởng di sản. Các quy định về thừa kế theo di chúc được quy định ở BLDS 2005 và Luật hôn nhân và gia đình 2014. Tuy nhiên, các quy định chính vẫn được quy định chủ yếu ở BLDS 2005, từ Điều 646 đến Điều 673.

Bài viết này chủ yếu nói về tính hợp pháp của di chúc thừa kế.

Thế nào là di chúc đủ điều kiện hợp pháp? Người nào cũng có thể lập di chúc?

di chúc hợp pháp

Theo BLDS 2005, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646). BLDS cũng quy định người lập di chúc là người đủ 15 tuổi trở lên, có tài sản, phải nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Tuy nhiên,cần lưu ý rằng, người chưa thành niên, tức đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, khi lập di chúc phải được cha mẹ, hoặc người giám hộ đồng ý (Khoản 2 Điều 647 BLDS 2005) và để di chúc đó hợp pháp thì di chúc đó phải đáp ứng yêu cầu của quy định tại Khoản 1 Điều 652 BLDS, phải được lập thành văn bản và cũng phải được cha mẹ, hoặc người giám hộ đồng ý (Khoản 2 Điều 652 BLDS 2005).

Khoản 1 Điều 652 quy định như sau:

“Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật”.

Và Điều 653 quy định về nội dung của di chúc bằng văn bản như sau:

Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.

Điều này cũng có nghĩa rằng, nếu chứng minh được thời điểm lập di chúc của người lập di chúc bị đe dọa, cưỡng ép, không được minh mẫn, sáng suốt, bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác ảnh hưởng đến sự minh mẫn, không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì di chúc không hợp pháp (Khoản 1 Điều 647 và Điểm a Khoản 1 Điều 652 BLDS). Tuy nhiên, luật sư giỏi tư vấn luật thừa kế luôn lưu ý về thời hiệu khởi kiện về tranh chấp di sản thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 645).Hết thời hạn này, các thành viên liên quan không được quyền khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế nữa. Song, luật pháp luôn có những điều khoản khác để tìm ra phương án hợp tình hợp lý, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người lập di chúc và người được hưởng di sản.

Di chúc bằng miệng có được xem là hợp pháp?

Khác với người chưa thành niên, di chúc của người thành niên, tức từ đủ 18 tuổi trở lên, khi bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản có thể được lập dưới hình thức bằng miệng (Điều 649 vàKhoản 1 Điều 651). Tuy nhiên, sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (Khoản 2 Điều 651). Và để di chúc miệng này hợp pháp thì di chúc miệng này cũng phải đáp ứng được điều kiện tại khoản 1 Điều 652 và thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ (xem rõ hơn ở Điều 654 quy định về Người làm chứng cho việc lập di chúc và Điều 656 quy định về Di chúc bằng văn bản có người làm chứng). Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực (Khoản 5 Điều 652). Nếu không, di chúc miệng này cũng được xem là không hợp pháp.

di chúc hợp pháp

Với những người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ không thể lập di chúc bằng văn bản, phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực (Khoản 3 Điều 652). Tuy nhiên, nếu họ bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì cũng có thể lập di chúc miệng (Khoản 1 Điều 651).

Tính hợp pháp của bản di chúc khi không có công chứng, không ai biết

Điều 656 quy định về Di chúc bằng văn bản có người làm chứng, tuy nhiên, di chúc bằng văn bản này không có công chứng, chứng thực, chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 652 (Khoản 4 Điều 652).

Tuy nhiên, trong trường hợp người lập di chúc cố tình giấu di chúc, không cho ai biết, không có người chứng, cũng như không mang đi công chứng, chứng thực thì bản di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi bản di chúc được người lập di chúc viết bằng tay và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản này phải tuân thủ về nội dung của di chúc bằng văn bản quy định tại Điều 653 (Điều 655).

Văn phòng luật tư vấn về luật thừa kế
Trong bất kỳ vấn đề hay lĩnh vực pháp lý nào nói chung và thừa kế nói riêng, nếu bạn muốn có một luật sư hoặc Văn phòng Luật sư đứng ra bảo vệ hay tư vấn trên từng vấn đề, lĩnh vực thì bạn nên chọn luật sư đang hoạt động tại địa phương nơi xảy ra sự việc cần tư vấn, bảo vệ để giảm tối thiểu do chi phí đi lại. Ví dụ: nếu vụ việc xảy ra ở Bình Dương thì nên chọn Luật sư giỏi ở Bình Dương hoặc văn phòng luật sư lâu năm tại Bình Dương được nhiều người tín nhiêm hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng về thừa kế tại Bình Dương, trong trường hợp Văn phòng Luật sư bạn chọn là văn phòng luật sư Trường Thành thi hãy liên lạc với chung tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com