Author: Trường Thành

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong Bộ Luật lao động

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong Bộ Luật lao động

Trong quá trình làm việc, chúng ta thường lo sợ khi nghe đến hai chữ “sa thải”. Vậy trong Bộ Luật lao động 2012 có quy định các trường hợp nào thì người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao động hay không? Các trường hợp nào thì người sử dụng lao động sa thải người lao động trái pháp luật? Hậu quả? Và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sa thải trái pháp luật?

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Kỷ luật với hình thức Sa thải trong luật lao động

Điều 125 Bộ Luật lao động 2012 quy định về các hình thức xử lý kỷ luật, bao gồm: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức và sa thải.

Theo đó, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp: người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong Bộ Luật lao động

Việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải phải tuân thủ nguyên tắc, trình tự nhất định theo quy định tại Điều 123 Bộ Luật lao động 2012. Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động, khi sa thải người lao động; phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; đồng thời người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư chuyên bào chữa luật lao động hoặc người khác bào chữa; trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; cuối cùng việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Đặc biệt, người sử dụng lao động không được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tam giữ, tạm giam;
  • Đang chờ chết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật lao động 2012;
  • Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động. Người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động ngoài các trường hợp được quyền áp dụng đã được nêu ở trên bị coi là áo dụng dụng hình thức kỷ luật sa thải trái pháp luật.

Hậu quả của việc sa thải người lao động trái pháp luật

Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ Luật lao động 2012.

Theo đó, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường như quy định nêu trên, người sử dụng lao động còn phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường bao gồm tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc và ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động như trên cùng với trợ cấp thôi việc (đối với người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương), hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

ap-dung-hinh-thuc-xu-ly-ky-luat-sa-thai-trong-bo-luat-lao-dong-1

Còn trong trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường bao gồm tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc và ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, hai bên sẽ thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Ngoài những nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định tại Bộ Luật lao động 2012 thì theo quy định tại Điều 162 của Bộ luật hình sự 2015, có hiệu lực vào ngày 1/7/2016, người sử dụng lao động còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác làm cho người lao động bị thôi việc, sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Để biết cụ thể về các hành vi sa thải trái pháp luật của người sử dụng lao động, bạn có thể liên hệ với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hình thức sa thải trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 200 Bộ Luật lao động 2012, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là Hoà giải viên lao động và Toà án nhân dân.

Pháp luật quy định tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên, Điều 201 Bộ Luật lao động 2012 quy định một số tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải có trường hợp tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.

Như vậy, trường hợp tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải không bắt buộc phải thông qua Hòa giải. Hãy liên hệ với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.

Văn phòng luật tư vấn về luật lao động
Để đảm bảo quyền lợi của mình, cũng như để vấn đề sa thải lao động được giải quyết và thực hiện nhanh gọn nhất, bạn nên chọn các luật sư đang hoạt động tại địa phương. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn Văn phòng Luật sư uy tín tại Bình Dương hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh chấp, giải quyết thủ tục về luật lao động. Văn phòng luật sư Trường Thành Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.
Nếu bạn có thắc mắc gì về vấn đề luật lao động hay những tranh chấp khác cho quyền lợi của mình, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

 

Chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trong quá trình làm việc, việc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là điều khó tránh khỏi. Đối với những công việc có môi trường làm việc lâu ngày dễ dẫn đến bệnh tật như công nhân ngành than, ngành đá, xây dựng, thợ hồ, may mặc,….thì nguy cơ bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp là không thể tránh khỏi. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của người lao động, Bộ Luật lao động đã có những quy định quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cũng như quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Vậy chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Thế nào là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Trước khi tìm hiểu về chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chúng ta phải tìm hiểu thế nào là tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ Luật lao động 2012, định nghĩa tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.Theo quy định của pháp luật, người bị tai nạn phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

Chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Bộ Luật lao động cũng định nghĩa bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động tại Điều 143.Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.

Chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Bộ Luật lao động 2012 đã có những quy định rất chi tiếtnhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cụ thể theo quy định tại Điều 144, Điều 145 BLLĐ, người sử dụng lao động phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. Đồng thời, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động, cũng như bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị theo quy định của pháp luật.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động, người lao động phải được bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%. Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc người lao động bị chết do tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.

Ngoài ra, trong trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định như trên.

Chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động tham gia BHXH bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật BHXH. Trong trường hợp, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật BHXH.Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên. Hãy liên hệ với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn trong trường hợp của bạn.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấpliên quan đến chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Trong trường hợp có tranh chấp liên quan đế chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì theo quy định tại Điều 200 Bộ Luật lao động 2012, cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là Hoà giải viên lao động và Toà án nhân dân. Đối với tranh chấp lao động tập thể, Điều 203 Bộ Luật lao động 2012 quy định:Trong trường hợp tranh chấp lao động tập thể về quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết gồm: Hoà giải viên lao động, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân; còngiải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết bao gồm Hoà giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động.

Đối với trường hợp tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và doanh nghiệp, khoản 1 Điều 201 Bộ Luật lao động 2012 quy định thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động là không bắt buộc trước khi yêu cầu tòa án giải quyết.

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp là 6 tháng, yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động là 1 năm, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Hãy liên hệ với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.

Văn phòng luật tư vấn về luật lao động
Để đảm bảo quyền lợi của mình, cũng như tìm hiểu về chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giải quyết và thực hiện nhanh gọn nhất, bạn nên chọn các luật sư đang hoạt động tại địa phương. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn Văn phòng Luật sư uy tín tại Bình Dương hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh chấp, giải quyết thủ tục về luật lao động. Văn phòng luật sư Trường Thành Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.
Nếu bạn có thắc mắc gì về chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay bất cứ thắc mắc gì về tranh chấp đảm bảo quyền lợi của mình, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

 

Chế độ thai sản cho người lao động

Chế độ thai sản cho người lao động

Trong bất kỳ xã hội nào, dù là phương Đông hay phương Tây thì vai trò của người phụ nữ đối với gia đình luôn đặc biệt quan trọng và làm mẹ luôn được coi là một thiên thức của người phụ nữ. Do đó, pháp luật ở các nước luôn có sự ưu ái hơn cho phụ nữ để họ phát huy vai trò này của mình. Trong xu thế đó, Bộ luật lao động 2012 của nước ta cũng đã dành riêng Chương X để quy định riêng đối với lao động nữ, trong đó chế độ thai sản của lao động nữ được chú trọng quan tâm.

Bài viết này viết về chế độ thai sản của lao động nữ.Và trả lời câu hỏi liệu người sử dụng lao động có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai hay không?

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai?

Điều 39 Bộ luật Lao động 2012 quy định về các trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong đó có trường hợp lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của bộ luật này, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự , mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. Như vậy, ngoại trừ người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai vì lý do mang thai, nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai vì những lý do khác theo quy định của pháp luật.

Chế độ thai sản cho người lao động

Dẫn chứng cụ thể là theo quy định tại khoản 10 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động có quyền cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sát nhập, hợp nhất chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.  Do đó, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm đủ mọi cách khắc phục nhưng kinh tế vẫn suy giảm buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với những lao động nữ đang mang thai và cho con bú.

Ngoài ra, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai theo các trường hợp khác được Bộ luật lao động 2012 quy định. Trình tự, thủ tục đối với từng trường hợp phải tuân thủ theo các quy định liên quan tại bộ luật này.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với người lao động như: thông báo trước về thời gian chấm dứt hợp đồng, trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc cho người lao động.

Đối với quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của lao động nữ mang mang thì tại Điều 37 và Điều 156 Bộ Luật lao động 2012 quy định lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi mang thai và phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Chế độ thai sản của người lao động

Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

  • Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con;
  • Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Người lao động khi sinh con đã đóng 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ hai điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được xác định như sau:

– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ 1: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Chế độ thai sản cho người lao động
Chế độ thai sản cho người lao động

Ví dụ 2: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Mức hưởng chế độ thai sản 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn. Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện kế hoạch hóa dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH.

Lưu ý, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Luật lao động quy định thời gian nghỉ hưởng thai sản (kể cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) thì trong thời gian mang thai, người lao động được quyền nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Người lao động được quyền nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng, tối đa không quá 2 tháng.

Khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, người lao động có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

Ngược lại, trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định thời gian lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con, thời gian hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp tránh thai, trường hợp hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi, trường hợp sau khi sinh người con mất, người mẹ mất,… Bạn đừng ngần ngại liên hệ với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.

Văn phòng luật tư vấn về luật lao động
Để đảm bảo quyền lợi của mình, cũng như tìm hiểu về chế độ thai sản, giải quyết và thực hiện nhanh gọn nhất, bạn nên chọn các luật sư đang hoạt động tại địa phương. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn Văn phòng Luật sư được nhiều người tín nhiệm tại Bình Dương hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh chấp, giải quyết thủ tục chấm dứt hợp đồng, thai sản. Văn phòng luật sư Trường Thành Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.
Nếu bạn có thắc mắc gì về việc vấn đề thai sản khi lao động hay bất cứ thắc mắc gì về luật lao động, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Tranh chấp khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Tranh chấp trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải thông qua Hòa giải không? Đây là câu hỏi mà các luật sư tư vấn luật lao động thường xuyên được hỏi.

Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nước đang phát triển thu hút sự đầu tư nước ngoài vì nguồn lao động dồi dào. Không chỉ người sử dụng lao động có nhiều sự lựa chọn trong việc tuyển dụng, mà người lao động cũng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn việc làm, sợi dây pháp lý ràng buộc giữa họ là một hợp đồng lao động. Vậy người lao động cũng như người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? Việc tranh chấp trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải thông qua Hòa giải không? Và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và người lao động

Nguồn lao động Việt Nam tuy dồi dào nhưng không phải lúc nào người sử dụng lao động cũng có thể tuyển dụng được người đáp ứng được những yêu cầu công việc. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng lao động, Bộ Luật lao động 2012 quy định một số trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng như: người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; người lao động bị ốm đau, tai nạn điều trị quá thời hạn theo quy định pháp luật; người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc vì những lý do khách quan do luật định; người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn theo quy định của pháp luật. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước một thời gian cụ thể nhất định theo quy định pháp luật.

 đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý,….Hãy liên hệ với văn phòng luật sư Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.

Mặt khác, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, Bộ Luật lao động 2012 cũng quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong một số trường hợp sau đây: không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc, không được đảm bảo điều kiện làm việc, không được trả lương đầy đủ hoặc không đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng; bị ngược đãi, quấy rối tình dục; hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; được bầu làm nhiệm vụ ở cơ quan dân cử hoặc giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền; thời gian điều trị người lao động bị ốm đau, tai nạn quá quy định pháp luật cho phép mà khả năng lao động chưa được hồi phục.Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp trên, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước một thời gian theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là khi các bên có những hành vi được nêu tại Điều 37, 38, 39 của Bộ Luật lao động 2012.

Bộ Luật lao động 2012 có quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động và nghĩa vụ người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.

Việc tranh chấp trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp động lao động có phải thông qua Hòa giải không?

Việc tranh chấp trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp động lao động xảy ra khi một bên cho rằng bên kia đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.Vậy câu hỏi đặt ra là cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Và tranh chấp trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp động lao động có phải thông qua Hòa giải không?

Giải quyết tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp về lợi ích được Bộ luật lao động quy định không giống nhau. Điều 200 Bộ Luật lao động quy định người giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm Hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân.

 đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Còn cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền  theo quy định tại Điều 203 Bộ Luật lao động bao gồm: Hòa giải viên lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết lao động tập thể về lợi ích bao gồm: Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động.

Do đó, để xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thì trước tiên phải xác định  được tranh chấp lao động đang có yêu cầu giải quyết là tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền hay tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Đối với tranh chấp lao động cá nhân, thủ tục hòa giải qua hòa giải viên lao động là một thủ tục tiền tố tụng bắt buộc trừ các tranh chấp lao động sau đây (khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động 2012): Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động; về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, đối với tranh chấp lao động cá nhân về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì đây là một trong những trường hợp không bắt buộc phải thông qua thủ tục Hòa giải theo quy định pháp luật nên trên.Hãy liên hệ với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.

Văn phòng luật tư vấn về luật lao động
Để đảm bảo quyền lợi của mình, cũng như giải quyết và thực hiện nhanh gọn nhất, bạn nên chọn các luật sư đang hoạt động tại địa phương. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn Văn phòng Luật sư được nhiều người tín nhiệm tại Bình Dương hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tranh chấp, giải quyết thủ tục chấm dứt hợp đồng. Văn phòng luật sư Trường Thành Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.
Nếu bạn có thắc mắc gì về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hay bất cứ thắc mắc gì về thủ tục chấm dứt hợp đồng, hãy liên lạc với Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Chứng minh tài sản chung là tài sản riêng theo luật hôn nhân và gia đình

Hiện nay, tỷ lệ hôn nhân tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Rất nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn đều thắc mắc thế nào để chứng minh tài sản chung đó là tài sản riêng của mình để không bị phân chia quyền sở hữu khi ly hôn? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Việc phân chia tài sản chung khi ly hôn

Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo luật định sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn sẽ áp dụng theo thỏa thuận đó.

Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả 2 vợ chồng, Tòa án sẽ giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Nếu cả 2 thỏa thuận không rõ ràng, đầy đủ thì cũng sẽ áp dụng theo quy định pháp luật, tức Tòa án sẽ giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tương tự như trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được.

Chứng minh tài sản chung là tài sản riêng

Theo Luật hôn nhân và gia đình, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng tùy theo một số trường hợp, Tòa án sẽ phân chia lại cho hợp tình, hợp lý. Tòa án sẽ xét đến các yếu tố như hoàn cảnh của vợ, chồng, gia đình; công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp để các bên vẫn có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập; lỗi của mỗi bên trong vi phạm, nghĩa vụ vợ chồng.

Tòa án sẽ phân chia tài sản chung của vợ chồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Chứng minh tài sản đang có tranh chấp là tài sản riêng như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Giả sử người chồng muốn chứng minh tiền xây ngôi nhà ở chung là tài sản riêng của mình, thì người chồng phải chứng minh được số tiền đó là của riêng mình, được cho tặng riêng mình bằng các hợp đồng cho tặng riêng, giấy tờ vay mượn của riêng bạn… mà không có sự đóng góp chung về tài sản.

Chứng minh tài sản chung là tài sản riêng

Tóm lại, nếu bạn muốn chứng minh tài sản là của riêng bạn thì bạn cần phải chứng minh tài sản đó được tạo ra là do bạn tự mua bằng tiền riêng của mình, hoặc chứng minh thời điểm có tài sản đó là thời điểm trước khi kết hôn hay chứng minh tài sản này bạn có được là tư hưởng thừa kế hoặc được tặng cho…. Trường hợp tài sản đang có tranh chấp mà không chứng minh được đó là tài sản riêng thì tài sản đó được xem là tài sản chung, và cũng phải được chia đôi khi vợ chồng ly hôn theo quy định pháp luật.

Văn phòng luật tư vấn về luật hôn nhân gia đình
Việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng hay phân chia tài sản khi ly hôn đôi khi khá phức tạp. Để giải quyết và thực hiện nhanh gọn nhất, bạn nên tìm đến các Luật sư đang hoạt động tại địa phương để được tư vấn. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn công ty luật hoặc Văn phòng Luật sư ở Bình Dương được nhiều người tín nhiệm hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tham gia tố tung giải quyết các vụ việc ly hôn. Văn phòng luật sư Trường Thành luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.

Nếu bạn có thắc mắc gì về việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng hay cần được tư vấn luật hôn nhân gia đình, hãy liên lạc với chúng tôi – Văn phòng Luật sư Trường Thành Bình Dương để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung

Nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào tài sản chung ra sao?

Trong các cuộc tranh chấp tài sản khi ly hôn, chúng ta thường nghe đến những từ như tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tài sản riêng và tài sản chung? Nhiều cặp vợ chồng trong quá trình hôn nhân muốn nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Vậy làm thế nào để nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung? Đặc biệt là khi tài sản riêng là đất đai? Bài viết này sẽ hướng dẫn khái quát việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Tài sản riêng nói chung nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định của pháp luật, tài sản chung của vợ chồng gồm những tài sản do vợ, chồng tạo ra, được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân…

nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung

Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Pháp luật Việt Nam quy định khi tài sản riêng nhập vào khối tài sản chung, thì cần có sự đồng ý của bên sở hữu tài sản riêng và việc này cần phải được thực hiện bằng văn bản, có chữ ký của cả hai vợ chồng, có thể phải chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật.

Để biết rõ hơn về thủ tục, hãy liên lạc với Văn phòng Luật sư Trường Thành để được tư vấn cụ thể hơn.

Khi tài sản riêng là đất đai

Luật Hôn nhân và gia đình quy định Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ được xem là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung.

Vì vậy, giả sử mảnh đất được tặng riêng cho người vợ trong thời kỳ hôn nhân thì mảnh đất đó được xem là tài sản riêng của người vợ và người vợ có quyền nhập mảnh đất đó vào khối tài sản chung của vợ chồng hoặc không. Nếu người vợ muốn nhập mảnh đất đó vào khối tài sản chung thì người vợ phải lập văn bản xác định rõ mong muốn của mình, có chữ ký của cả hai vợ chồng và phải được chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật.

Tài sản riêng là khoản tiền được cho tặng để xây nhà

Câu hỏi được đặt ra là người vợ hoặc người chồng trích tiền, tài sản riêng của mình để được tài sản chung thì sao? Hay cụ thể hơn là khi người vợ hoặc chồng được cho khoản tiền riêng để xây nhà thì số tiền này muốn xác định là tài sản riêng như thế nào?

nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung

Đối với khoản tiền được cho là tài sản riêng cho riêng người vợ hoặc chồng để xây nhà ở chung của vợ chồng thì cần phải lập hợp đồng cho tặng. Hợp đồng này cần phải ghi rõ là mục đích việc cho tặng số tiền là xây nhà và phải ghi rõ là cho riêng người vợ hoặc người chồng. Hợp đồng này phải được công chứng để xác lập quyền sở hữu của người vợ hoặc chồng đối với ngôi nhà. Sau đó, người vợ hoặc chồng xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà.

Việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng hay phân chia tài sản khi ly hôn đôi khi khá phức tạp. Để giải quyết và thực hiện nhanh gọn nhất, bạn nên tìm đến các Luật sư đang hoạt động tại địa phương để được tư vấn. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn Văn phòng Luật sư hoặc công ty luật được nhiều người tín nhiệm hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tham gia tố tung giải quyết các vụ việcly hôn. Văn phòng luật sư Trường Thành tại Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.

Văn phòng luật tư vấn về luật hôn nhân gia đình
Việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng hay phân chia tài sản khi ly hôn đôi khi khá phức tạp. Để giải quyết và thực hiện nhanh gọn nhất, bạn nên tìm đến các Luật sư đang hoạt động tại địa phương để được tư vấn. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn công ty luật hoặc Văn phòng Luật sư ở Bình Dương được nhiều người tín nhiệm hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tham gia tố tung giải quyết các vụ việc ly hôn. Văn phòng luật sư Trường Thành luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.

Nếu bạn có thắc mắc gì về việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng hay cần được tư vấn luật hôn nhân gia đình, hãy liên lạc với chúng tôi – Văn phòng Luật sư Trường Thành Bình Dương để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

Quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn

Nhiều cặp vợ chồng hiện nay sau khi ly hôn đã mặc nhiên bỏ luôn quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Theo quy định pháp luật, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tuy nhiên, ly hôn không làm chấm dứt nghĩa vụ nuôi con và cấp dưỡng cho con khi ly hôn của các bên đương sự. Bài viết này sẽ khái quát nguyên tắc nuôi con và cấp dưỡng cho con khi ly hôn.

Tự thỏa thuận quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn, quyền nuôi con có thể được các bên đương sự tự thỏa thuận với nhau và được Tòa án công nhận.

Các bên đương sự sau khi ly hôn vẫn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, tức dưới 18 tuổi, hoặc đã thành nhiên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành. Mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận.

Nguyên tắc nuôi con và cấp dưỡng cho con khi ly hôn

Trong trường hợp các bên đương sự không thể thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ có quyền quyết định giao quyền nuôi con cho một trong các bên đương sự. Quyết định của Tòa án được dựa trên quyền lợi của người con về mọi mặt như môi trường sinh hoạt, nuôi dưỡng, điều kiện được học tập, chăm sóc, đi lại… Vì vậy, người nào có điều kiện tốt hơn về môi trường, tài sản, thu nhập sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con.

Pháp luật Việt Nam quy định nếu con dưới 3 tuổi, Tòa án sẽ giao cho người mẹ nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi con. Còn nếu con từ 7 tuổi trở lên, đã đủ nhận biết việc ở với bố hay mẹ là thuận tiện hơn thì Tòa án sẽ hỏi ý kiến và nguyện vọng của con.

Quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Thông thường, người bố thường có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con khi con từ 3 tuổi trở lên vì người bố thường có điều kiện về kinh tế tốt hơn. Tuy nhiên người mẹ thường có lợi thế về mặt tình cảm của người con, vì người mẹ thường gần gũi với con hơn. Vì vậy, một trong các bên đương sự đều có những lợi thế riêng để giành quyền nuôi con.

Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, bên không trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con khi thấy bên trực tiếp nuôi con không hoàn thành trách nhiệm của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này, Tòa án sẽ còn xem xét đến nguyện vọng của con khi con từ đủ 7 tuổi trở lên.

Sau khi ly hôn, bên không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm con theo định kỳ hoặc thường xuyên, tùy theo thỏa thuận của hai bên, và không ai được cản trở quyền này. Nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng quyền thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng con của bên trực tiếp thì bên trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.

Văn phòng luật tư vấn về luật hôn nhân gia đình
Pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định rõ các trường hợp hạn chế quyền của các bên đương sự đối với con. Các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chu cấp cho con khi ly hôn đôi khi khá phức tạp. Để giải quyết và thực hiện nhanh gọn nhất, bạn nên tìm đến cá Luật sư đang hoạt động tại địa phương để được tư vấn. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn công ty luật hoặc Văn phòng Luật sư ở Bình Dương được nhiều người tín nhiệm hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tham gia tố tung giải quyết các vụ việc ly hôn. Văn phòng luật sư Trường Thành luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.

Nếu bạn có thắc mắc gì về quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chu cấp cho con khi ly hôn hay cần được tư vấn luật hôn nhân gia đình, hãy liên lạc với chúng tôi – Văn phòng Luật sư Trường Thành Bình Dương để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com

 

Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn

Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn

Nhiều cặp vợ chồng muốn nhanh chóng thực hiện thủ tục ly hôn vì nhiều lý do như không thể sống chung được nữa, người vợ sợ con quá 3 tuổi sẽ mất quyền nuôi con,…. Câu hỏi đặt ra liệu có thể bỏ qua thủ tục hòa giải khi ly hôn để rút ngắn thời gian giải quyết ly hôn hay không? Đồng thời thủ tục hòa giải ly hôn liệu có bắt buộc phải được tiến hành tại cơ sở trước khi nộp đơn khởi kiện tại tòa án hay không? Trong trường hợp tài sản tranh chấp là quyền sử dụng đất thì hòa giải tại cơ sở có phải là thủ tục bắt buộc theo quy định về hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Luật đất đai hay không?

Bài viết này của văn phòng luật sư Trường Thành Bình Dương sẽ trả lời các câu hỏi ly hôn có cần phải hòa giải ở cơ sở hay không trong trường hợp có hoặc không liên quan đến tài sản tranh chấp là quyền sử dụng đất.

Thủ tục hòa giải khi ly hôn có bắt buộc không?

Đối với thủ tục hòa giải tại cơ sở: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở. Cơ sở ở đây là gì? Cơ sở ở đây được hiểu là ở xã, phường, tổ dân phố nơi đương sự cư trú…. Việc hòa giải ở cơ sở không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích thực hiện, được thực hiện theo sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng. Mục đích của hòa giải cơ sở là giúp các bên tự giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, giữ gìn và củng cố tình cảm giữa nội bộ, phát huy đạo lý và truyền thống tốt đẹp trong gia đình.

Đối với thủ tục hòa giải tại Tòa án: Theo quy định của pháp luật, thủ tục hòa giải tại Tòa án khi ly hôn là thủ tục bắt buộc. Vì vậy, dù là vợ, chồng đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiến hành thủ tục tòa giải với mục đích hàn gắn cuộc hôn nhân.

Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải trong thời gian chuẩn bị xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Thời hạn chuẩn bị xét xử giải quyết ly hôn là 4 tháng, kể từ ngày thụ lý đơn, và có thể gia hạn thêm nhưng không quá 2 tháng.

Việc hòa giải cơ sở đối với những tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn.

Theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, việc hòa giải tranh chấp đât đai ở cấp cơ sở được quy định cụ thể như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở

  1. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”

Việc tổ chức hòa giải của UBND cấp xã kết hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác là điều kiện bắt buộc phải có trước khi Tòa án nhận đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của đương sự. Do đó, nếu không có việc hòa giải của UBND cấp xã thì các đương sự sẽ bị coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố dụng dân sự năm 2015 mà theo đó, Tòa án sẽ phải trả lại đơn khởi kiệ cho đương sự.

Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn

Tuy nhiên, hiện không có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc xác định các loại tranh chấp đất đai phải qua hòa giải ở cấp cơ sở và liệu trong quan hệ pháp luật vềly hôn mà vợ chồng có tranh chấp về tài sản là quyền sử dụng đất thì có phải thông qua hòa giải cấp cơ sở với tư cách là thủ tục tiền tố tụng trước khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ án ly hôn hay không vẫn là một câu hỏi thường gặp phải?

Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai chỉ quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”. Đây là quy định khá chung chung, thiếu tính cụ thể nễn dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau khi áp dụng điều luật này trong trường hợp vợ chồng có tranh chấp về tài sản chung là quyền sử dụng đất khi ly hôn.

Có ý kiến cho rằng: Hòa giải ở cấp cơ sở áp dụng cho toàn bộ các tranh chấp đất đai bao gồm cả các vụ án ly hôn có tranh chấp về đất đai.

Ý kiến khác lại cho rằng, thủ tục hòa giải cấp cơ sở áp dụng cho tất cả các quan hệ tranh chấp đất đai (trực tiếp hoặc gián tiếp) ngoại trừ các việc liên quan đến hôn nhân gia đình, theo đó trong trường hợp ly hôn mà vợ chồng có tranh chấp về tài sản là quyền sử dụng đất thì sẽ không phải hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.  Tranh chấp đất đai phát sinh trong mọi trường hợp khi các bên đương sự có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người của người sử dụng đất – quyền và nghĩa vụ này có thể là việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất, có thể là liên quan đến quyền và nghĩa vụ phát sinh chính từ các quan hệ giao dịch gắn trực tiếp đến quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp từ chính tài sản trên đất. Riêng đối với vụ án ly hôn, khi các bên đương sự có tranh chấp quyền sử dụng đất trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, đây không phải là loại quan hệ tranh chấp đất đai. Trong quan hệ ly hôn, Tòa án giải quyết quan hệ trọng tâm là quan hệ mang tính nhân thân, tức cho hay không cho ly hôn, đây là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định tính chất và nội dung của quan hệ tài sản. Cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể xuất phát chính từ các quan hệ nhân thân trước.

Vì vậy, theo tính chất của loại quan hệ này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 202 Luật Đất đai năm 2013. Do đó, trong quan hệ pháp luật ly hôn mà vợ chồng có tranh chấp tài sản là quyền sử dụng đất thì không phải hòa giải tại cấp cơ sở như phân tích ở trên.

Pháp luật có quy định số lần hòa giải tại Tòa án khi tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn?

Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự không quy định số lần hòa giải, tức Tòa án có thể linh hoạt tổ chức các buổi hòa giải sao cho phù hợp với từng vụ việc khác nhau.

Nếu các bên hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi cho các đương sự tham gia hòa giải. Hết thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có sự thay đổi ý kiến từ đương sự thì Tòa án quyết định công nhận sự thỏa thuận này.

Trường hợp sau khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã tiến hành thủ tục hòa giải nhưng không thành, thì Tòa án sẽ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc đưa vụ việc ra xét xử. Nếu Tòa án ra quyết định đưa vụ việc ra xét xử thì trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đó, Tòa án phải mở phiên tòa. Trường hợp có lý do chính đáng, thì thời hạn mở phiên tòa là 2 tháng. Như vậy, tổng thời hạn theo luật định để giải quyết một vụ ly hôn là 8 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn.

Văn phòng luật tư vấn về luật hôn nhân gia đình
Thủ tục hòa giải khi ly hôn đôi khi khá phức tạp nhất là khi gắn với tranh chấp quyền sử dụng đất. Để giải quyết và thực hiện nhanh gọn nhất, bạn nên tìm đến các Luật sư đang hoạt động tại địa phương để được tư vấn. Nếu ở Bình Dương, hãy chọn Văn phòng Luật sư hoặc công ty luật Bình Dương được nhiều người tín nhiệm hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, tham gia tố tụng giải quyết các vụ việc ly hôn. Văn phòng luật sư Trường Thành tại Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.

Nếu bạn có thắc mắc gì về phân chia tài sản khi ly hôn hay cần được tư vấn luật hôn nhân gia đình, hãy liên lạc với chúng tôi – Văn phòng Luật sư Trường Thành Bình Dương để được tư vấn cụ thể hơn. Yêu cầu trực tiếp tại website hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin

0913.824.147 
Truongthanh.lawoffice@gmail.com